Vụ dưa hấu chính vụ của bà con ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề) hiện đang trong giai đoạn cuối vụ thu hoạch, với năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/công.
Niềm vui “trúng mùa” lại được nhân lên khi trái dưa hiện đang “được giá”, dù cuối vụ nhưng vẫn ổn định ở mức giá từ 8.300 đồng đến 8.800 đồng/kg, thậm chí trước đó một số ruộng dưa còn được thương lái mua “làm quen” với giá 9.200 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nông dân phấn khởi vì thu nhập tăng cao.
Đi trên tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu dễ dàng nhìn thấy từng đống dưa hai bên đường được các thương lái thu mua, rồi đóng thùng chất lên xe vận chuyển đi các tỉnh, thành khác để tiêu thụ. Bên dưới tuyến lộ là những khu đất ven đê lấn ra biển sau tuyến rừng phòng hộ bạt ngàn, những ruộng dưa hấu xanh mướt như làm dịu đi cái nắng oi bức của buổi trưa những ngày trung tuần tháng 3.
Hiện nay, nhờ nguồn nước sinh hoạt nông thôn rộng khắp, bà con đã chủ động được nguồn nước sản xuất, lại an toàn cho sản phẩm nên bà con ở Mỏ Ó trồng 3 vụ dưa hấu/năm. Đây là vụ dưa chính vụ nên bà con xã viên của Hợp tác xã Rau màu Mỏ Ó trồng khoảng 23ha dưa hấu. Theo nông dân thì vụ dưa này không chỉ trúng mùa mà lại trúng giá. Bình quân năng suất trên 5 tấn dưa/công, sản lượng ước đạt trên 100 tấn dưa.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Bình Trần Văn Cần đưa chúng tôi đến thăm ruộng dưa của gia đình chị Trần Thị Hảo. Qua trò chuyện được biết, để sáng ra có dưa kịp bán cho thương lái ở Cần Thơ, chị Hảo cùng mọi người trong gia đình đã phải đi cắt dưa từ 23 giờ đêm. Nhìn những trái dưa to tròn cắt sẵn khiến chúng tôi ngỡ ngàng bởi đến 90% số dưa hấu trái to khoảng từ 4kg đến 6kg, số còn lại là dưa nhỏ hơn nhưng cũng đạt khoảng 2kg/trái.
“Dưa hấu của gia đình tôi đang được thương lái mua tại ruộng với giá 8.300 đồng/kg. Tiếc là năm nay tôi chỉ trồng 1,5 công chứ trồng nhiều thì vụ này trúng lớn. Nếu thu hoạch hết chỗ này cũng khoảng 8 tấn, trừ chi phí ít gì cũng lời trên 50 triệu đồng. Thu hoạch xong cải tạo đất khoảng 2 tuần tôi lại tiếp tục xuống giống dưa tiếp” - chị Hảo cười tươi cho biết.
Rời ruộng dưa của gia đình chị Hảo, chúng tôi đến ruộng dưa của anh Võ Văn Nhanh. Dưa rất xanh tốt, đậu trái nhiều nên chưa xuống đến ruộng đã thấy trái. Với kinh nghiệm trồng dưa lâu năm, anh Nhanh chia sẻ: “Trồng dưa khoảng 56 ngày cho thu hoạch. Khi dưa mới bò được hơn 1 gang tay thì cắt bỏ hết những bơi nhỏ để dưa ra đọt mới rồi sắp ngay ngắn lại, mỗi gốc để 2 dây chính nhưng chỉ lấy một trái, như vậy trái mới to. Để dưa trái to, đều, đẹp thì lúc dưa ra bông phải thụ phấn nếu không thì trái ra không đều và không đồng loạt. Với 2 công dưa ở vụ này thì cầm chắc 11 tấn, năng suất cao hơn những vụ trước rất nhiều, trừ chi phí chắc cũng còn lời trên 70 triệu đồng”.
Kế bên ruộng dưa của anh Nhanh là 3 công dưa của anh Triệu Văn Út chưa đến ngày thu hoạch nhưng cũng đang hứa hẹn bội thu. Do dưa đẹp cùng với thời điểm cuối vụ hút hàng nên anh Út bán được giá cao. “Vụ này tôi trồng 3 công dưa, ít gì cũng 15 tấn, chi phí mỗi công chỉ từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Năm nay, không chỉ có thương lái ở Cần Thơ xuống mua mà còn thương lái ở các tỉnh: Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long cũng đến mua. Vì vậy, có khi hút hàng không có dưa mua. Ruộng dưa của tôi lái vô bỏ cọc 8.800 đồng/kg rồi đó, tính ra vụ này bán hết cũng cầm chắc hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí” - anh Út phấn khởi.
Nhờ thường xuyên được ngành chức năng tập huấn kỹ thuật canh tác nên hầu hết bà con trồng dưa ở Mỏ Ó chú trọng đến các khâu sản xuất an toàn từ chọn giống đến cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, được ngành chức năng hướng dẫn kỹ thuật nên bà con đã tận dụng cây đậu phộng ủ phân hữu cơ để bón cho dưa tạo độ màu mỡ tơi xốp đất, giúp tăng năng suất, chất lượng.
Một nguyên nhân khiến dưa ở Mỏ Ó có chất lượng hơn so với các địa phương khác đó là do đặc tính riêng biệt của đất vùng này rất đặc trưng. Theo đó, cũng cùng giống dưa như địa phương khác nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát ở Mỏ Ó thì dưa rất ngon, ngọt, mẫu mã đẹp có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son và đặc biệt dưa có thể để được lâu ngày mà không lo bị hư. Với những ưu điểm đó nên được người tiêu dùng ưa chuộng và được thương lái ở khắp nơi tìm về mua với giá cao hơn so với các địa phương khác.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề - ông Trần Hoàng Dũng cho biết: “Để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, tạo thương hiệu cho sản phẩm dưa hấu ở Mỏ Ó, chúng tôi đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu, hỗ trợ bà con đăng ký chương trình mỗi xã một sản phẩm và làm các thủ tục để gửi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Sóc Trăng làm chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và uy tín các sản phẩm dưa hấu Mỏ Ó trên thị trường”.
Nông dân ấp Mỏ Ó phấn khởi thu hoạch dưa vì trúng mùa, trúng giá. |
Đi trên tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu dễ dàng nhìn thấy từng đống dưa hai bên đường được các thương lái thu mua, rồi đóng thùng chất lên xe vận chuyển đi các tỉnh, thành khác để tiêu thụ. Bên dưới tuyến lộ là những khu đất ven đê lấn ra biển sau tuyến rừng phòng hộ bạt ngàn, những ruộng dưa hấu xanh mướt như làm dịu đi cái nắng oi bức của buổi trưa những ngày trung tuần tháng 3.
Hiện nay, nhờ nguồn nước sinh hoạt nông thôn rộng khắp, bà con đã chủ động được nguồn nước sản xuất, lại an toàn cho sản phẩm nên bà con ở Mỏ Ó trồng 3 vụ dưa hấu/năm. Đây là vụ dưa chính vụ nên bà con xã viên của Hợp tác xã Rau màu Mỏ Ó trồng khoảng 23ha dưa hấu. Theo nông dân thì vụ dưa này không chỉ trúng mùa mà lại trúng giá. Bình quân năng suất trên 5 tấn dưa/công, sản lượng ước đạt trên 100 tấn dưa.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Bình Trần Văn Cần đưa chúng tôi đến thăm ruộng dưa của gia đình chị Trần Thị Hảo. Qua trò chuyện được biết, để sáng ra có dưa kịp bán cho thương lái ở Cần Thơ, chị Hảo cùng mọi người trong gia đình đã phải đi cắt dưa từ 23 giờ đêm. Nhìn những trái dưa to tròn cắt sẵn khiến chúng tôi ngỡ ngàng bởi đến 90% số dưa hấu trái to khoảng từ 4kg đến 6kg, số còn lại là dưa nhỏ hơn nhưng cũng đạt khoảng 2kg/trái.
Dù cuối vụ, nhưng vẫn giá dưa hấu ổn định ở mức giá từ 8.300 đồng đến 8.800 đồng/kg. |
Rời ruộng dưa của gia đình chị Hảo, chúng tôi đến ruộng dưa của anh Võ Văn Nhanh. Dưa rất xanh tốt, đậu trái nhiều nên chưa xuống đến ruộng đã thấy trái. Với kinh nghiệm trồng dưa lâu năm, anh Nhanh chia sẻ: “Trồng dưa khoảng 56 ngày cho thu hoạch. Khi dưa mới bò được hơn 1 gang tay thì cắt bỏ hết những bơi nhỏ để dưa ra đọt mới rồi sắp ngay ngắn lại, mỗi gốc để 2 dây chính nhưng chỉ lấy một trái, như vậy trái mới to. Để dưa trái to, đều, đẹp thì lúc dưa ra bông phải thụ phấn nếu không thì trái ra không đều và không đồng loạt. Với 2 công dưa ở vụ này thì cầm chắc 11 tấn, năng suất cao hơn những vụ trước rất nhiều, trừ chi phí chắc cũng còn lời trên 70 triệu đồng”.
Kế bên ruộng dưa của anh Nhanh là 3 công dưa của anh Triệu Văn Út chưa đến ngày thu hoạch nhưng cũng đang hứa hẹn bội thu. Do dưa đẹp cùng với thời điểm cuối vụ hút hàng nên anh Út bán được giá cao. “Vụ này tôi trồng 3 công dưa, ít gì cũng 15 tấn, chi phí mỗi công chỉ từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Năm nay, không chỉ có thương lái ở Cần Thơ xuống mua mà còn thương lái ở các tỉnh: Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long cũng đến mua. Vì vậy, có khi hút hàng không có dưa mua. Ruộng dưa của tôi lái vô bỏ cọc 8.800 đồng/kg rồi đó, tính ra vụ này bán hết cũng cầm chắc hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí” - anh Út phấn khởi.
Thương lái ở khắp nơi tìm về mua dưa với giá cao hơn so với các địa phương khác. |
Một nguyên nhân khiến dưa ở Mỏ Ó có chất lượng hơn so với các địa phương khác đó là do đặc tính riêng biệt của đất vùng này rất đặc trưng. Theo đó, cũng cùng giống dưa như địa phương khác nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát ở Mỏ Ó thì dưa rất ngon, ngọt, mẫu mã đẹp có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son và đặc biệt dưa có thể để được lâu ngày mà không lo bị hư. Với những ưu điểm đó nên được người tiêu dùng ưa chuộng và được thương lái ở khắp nơi tìm về mua với giá cao hơn so với các địa phương khác.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề - ông Trần Hoàng Dũng cho biết: “Để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, tạo thương hiệu cho sản phẩm dưa hấu ở Mỏ Ó, chúng tôi đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu, hỗ trợ bà con đăng ký chương trình mỗi xã một sản phẩm và làm các thủ tục để gửi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Sóc Trăng làm chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và uy tín các sản phẩm dưa hấu Mỏ Ó trên thị trường”.
0 nhận xét: