Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Hợp tác trồng dưa lưới Nhật Bản tại Đắk Lắk

Không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên, thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư để vươn lên trở thành điểm sáng kinh tế mới trên khu vực Tây Nguyên.
trái cây Đăk Lăk, trái cây Đắk Lắk, trái cây Đắc Lắc, trái cây daklak, trái cây Tây Nguyên, nông nghiệp công nghệ cao, dưa lưới nhà màng, dưa lưới Nhật Bản, dưa lưới Buôn Ma Thuột, dưa lưới Đăk Lăk, dưa lưới Đắk Lắk, dưa lưới Đắc Lắc, dưa lưới daklak, dưa lưới tây nguyên, trồng dưa lưới
Chuyên gia H.Xai-tô (bên trái) kiểm tra sản phẩm dưa lưới chất lượng Nhật Bản tại TP Buôn Ma Thuột.

Hỗ trợ cao nhất cho nhà đầu tư


Ông Trần Bá Quang, Giám đốc Cụm hai nhà máy điện mặt trời gồm: Dự án điện mặt trời Srêpôk 1 do Công ty cổ phần Ðầu tư và Phát triển Ðại Hải đầu tư và Nhà máy điện mặt trời Quang Minh của Công ty CP Ðiện mặt trời Srêpôk với tổng công suất 100 MWp ở huyện Buôn Ðôn (Đắk Lắk) hồ hởi chỉ tay ra cánh đồng điện mặt trời ngút tầm mắt, hào hứng kể: “Chỉ trong gần bốn tháng, tỉnh Đắk Lắk đã giao cho chúng tôi 120 ha đất sạch để triển khai dự án điện mặt trời mà không hề có khiếu nại, kiện cáo gì từ người dân. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đến làm ăn”.

Hơn chục năm trước, vào năm 2008, công ty cổ phần Ðầu tư và Phát triển Ðại Hải quyết định “rót” 1.700 tỷ đồng vào vùng đất khó khăn ở Buôn Ðôn để xây dựng Nhà máy thủy điện Xê-rê-pốc 4. Mười năm sau, năm 2018, công ty này lại đầu tư 2.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy điện mặt trời. Đắk Lắk đã trở thành vùng đất lành cho Ðại Hải đầu tư phát triển điện, từ thủy điện đến điện mặt trời. Theo lãnh đạo Công ty Ðại Hải, điều thúc đẩy công ty bỏ vốn đầu tư chính là cơ chế thông tin minh bạch, sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền tỉnh Đắk Lắk.

Trong khi ở huyện Buôn Ðôn, Ðại Hải rất thành công với dự án phát triển năng lượng tái tạo, thì tại TP Buôn Ma Thuột, một người phụ nữ nhỏ nhắn cũng tìm thấy hướng đi mới với mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà lưới. Giám đốc Công ty Tinh hoa Farm Nguyễn Thị Huệ đã hợp tác với Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam và anh H.Xai-tô, một chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản để xây dựng quy trình chuẩn, từ thiết kế nhà lưới, chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch nhằm tạo ra loại dưa lưới chất lượng Nhật Bản ngay trên vùng đất đỏ ba-dan Tây Nguyên.
trái cây Đăk Lăk, trái cây Đắk Lắk, trái cây Đắc Lắc, trái cây daklak, trái cây Tây Nguyên, nông nghiệp công nghệ cao, dưa lưới nhà màng, dưa lưới Nhật Bản, dưa lưới Buôn Ma Thuột, dưa lưới Đăk Lăk, dưa lưới Đắk Lắk, dưa lưới Đắc Lắc, dưa lưới daklak, dưa lưới tây nguyên, trồng dưa lưới
Sản phẩm dưa lưới chất lượng Nhật Bản ngay trên vùng đất đỏ ba-dan Tây Nguyên.
Chỉ vào khu nhà lưới hiện đại, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết: “Công ty chúng tôi là DN khoa học công nghệ, chuyên chế tạo các thiết bị cơ khí nông nghiệp. Khi được biết, tỉnh Đắk Lắk kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chúng tôi đã tin tưởng, mạnh dạn rót vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ðiều tôi đánh giá cao nhất ở lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk là sự quyết tâm chỉ đạo để các sở, ngành đồng thuận hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, một ngành còn mới mẻ đối với tỉnh nhà”.

Thu hút đầu tư bằng cơ chế


Câu chuyện của Công ty Tinh hoa Farm đầu tư vào nông nghiệp hay Ðại Hải đầu tư vào năng lượng tái tạo chỉ là hai trong hàng trăm thí dụ về sự thành công trong đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk, vùng đất cách mạng anh hùng. Ðộng lực để các nhà đầu tư đến với mảnh đất này không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, mà đó còn là cơ sở hạ tầng, là nền hành chính công vụ đang ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đắk Lắk đã được cải thiện trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 58 với 53,46 điểm vào năm 2011, tỉnh đã vươn lên thứ 31 cả nước, đứng vị trí thứ hai trong khu vực Tây Nguyên (sau Lâm Ðồng) với 62,19 điểm vào năm 2017.

Ðể có sự chuyển biến này, lãnh đạo tỉnh đã quyết liệt thực hiện cải cách hành chính bằng những việc làm cụ thể như sáng thứ ba hằng tuần, một lãnh đạo UBND tỉnh có buổi cà-phê nói chuyện với đại diện các DN trên địa bàn để nghe phản ánh của doanh nhân về những vấn đề họ gặp phải. Thứ năm hằng tuần, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức họp với sự tham gia của các sở, ngành liên quan, giải quyết nhanh và triệt để các vướng mắc, nhằm gỡ khó cho DN. Sau mỗi cuộc họp, UBND tỉnh đều có công văn chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai nhiệm vụ cụ thể. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, Đắk Lắk còn thu hút khách du lịch bằng những công trình văn hóa đặc trưng như Bảo tàng thế giới cà-phê với hơn 10 nghìn hiện vật; Ðường sách cà-phê Buôn Ma Thuột, các hoạt động trình diễn dân ca, nhạc cụ cổ truyền của đồng bào M’Nông, Ê Ðê thường xuyên được trình diễn trên sân khấu ngoài trời.

Ðầu tháng 3 này, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các DN đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, Đắk Lắk chủ trương minh bạch tối đa thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính để biến “tiềm năng của Đắk Lắk trở thành cơ hội của DN” nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Chúng tôi trân trọng mời gọi các nhà đầu tư đến với Đắk Lắk và cam kết tiếp tục có những giải pháp, hành động thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thành công trên mảnh đất này”, Ông Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: