Ở thôn Khúc Giản, xã An Tiến, huyện An Lão, (TP Hải Phòng) ai cũng biết đến gia đình chị Lương Thị Khanh là gia đình nông dân làm kinh tế giỏi, làm giàu từ trồng vú sữa. Với 20 sào đất trồng vú sữa, mỗi năm gia đình chị Khanh thu lời hàng trăm triệu đồng.
Từ thời bố chị Khanh còn sống ông đi xin được cây vú sữa từ một người quen mang về trồng trong vườn nhà. Cây vú sữa này có đặc điểm quả có màu xanh trắng, lúc chín vỏ mỏng, vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Thấy cây vú sữa quả to, ngon, ông cụ đã chiết cành nhân rộng khắp vườn, thậm chí còn nhân giống cho nhiều nhà trong làng cùng trồng.
Năm 2012, chị Khanh được Hội Nông dân xã động viên, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với chủ chương đưa các giống cây có chất lượng và giá trị kinh tế vào để cải thiện thu nhập cho nông dân. Sẵn có đất rộng, gia đình, chị Khanh đã tập trung đổ đất cải tạo vườn của gia đình để đưa cây vú sữa vào trồng chuyên canh trên diện tích gần 20 sào. Chị tìm tòi ủ hỗn hợp các chất vi sinh, tận dụng rơm rạ ủ mục, phân chuồng, phân gia súc đem bón cho cây để tăng sức đề kháng, phòng tránh sâu bệnh.
Chị Khanh chia sẻ: “Ban đầu gia đình trồng là chỉ là để muốn lưu lại giống vú sữa quý từ thời bố còn sống, sau đó lấy quả cho con cháu trong nhà ăn...".
Thấy vú sữa chín nhiều ăn không hết chị Khanh đem bán, nhiều người ăn, dễ bán lại được giá. Tính trung bình mỗi gốc vú sữa từ năm thứ 4 trở ra chị cũng thu được 1tạ quả, giá bán từ 35- 40 nghìn đồng/kg. Người dân quanh vùng cũng dần biết, tìm đến mua. Cứ như thế gia đình chị nhân giống và trồng gối thêm diện tích vú sữa nhiều lên hàng năm.
Những năm đầu, do được chăm sóc tốt cây vú sữa cho quả to, chất lượng quả ngon. Từ khâu trồng đến chăm sóc gia đình chị đều làm thủ công bằng chân tay, không phun thuốc gì kể cả thuốc diệt cỏ, chỉ khi vú sữa ra hoa ruồi vàng phá hoại thì gia đình sử dụng hương dẫn dụ ruồi vàng để bảo vệ cho cây nên quả vú sữa ăn rất an toàn.
Vú sữa cho thu hoạch vào tháng 3, quả chín rải rác, không chín đồng loạt, nên thu hoạch kéo dài được hàng tháng. Ngày trước, khi giáp hạt gia đình chị Khanh còn hái mang ra chợ bán đong gạo. Con cháu trong nhà ghi nhận dấu ấn của loài cây quý này đã đặt cho cây vú sữa thời ông cụ trồng là cây “vú sữa tổ”.
Theo chị Khanh, cây vú sữa thân gỗ có tán to và cây có khả năng vươn cao trên 10m, nên khi trồng cây nọ cách cây kia khoảng 8m. Để thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch vú sữa, gia đình chị Khanh phải tiến hành tỉa ngọn để khống chế chiều cao chỉ để vú sữa vươn cao tầm 4 m, tạo tán cho vú sữa phủ cành phân bố đều các hướng cho cây không bị cớm nắng.
Về kinh nghiệm trồng vú sữa, chị Khanh cho biết, trước khi trồng cây cần xử lý đất bằng vôi trong khoảng nửa tháng, sau đó bón lót phân hữu cơ. Nên trồng từ nhánh chiết thay vì trồng từ hột như truyền thống. Phương pháp này có lợi thế là cây nhanh ra trái, trung bình khoảng 3 năm sẽ có thu hoạch nhưng rộ nhất là tử năm thứ 5-6 trở đi, nếu được chăm sóc tốt đều dặn sẽ thu hoạch tới 15 -20 năm mới phải trồng lại.
Cây vú sữa còn có đặc tính là cành giòn dễ gãy nên nhà chị Khanh phải trồng cây chắn gió che chở cho cây, công việc này còn giúp cây thụ phấn và đậu quả nhiều hơn. Rễ vú sữa rất nông, vào mùa nắng dễ bị mất nước dẫn đến chết cây, vì thế cần phải giữ ẩm cho gốc.
Ông, Nguyễn Văn Lập – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Tiến đánh giá cao về mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Khanh. “Cây vú sữa được xếp vào nhóm cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao, bền chắc và khai thác được lâu dài. Ở địa phương bên cạnh sản xuất lúa hội luôn hướng cho hội viên trồng và nuôi những giống chất lượng cải thiện thu nhập cho gia đình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”
Hiện nay, qua khảo sát sơ bộ, diện tích trồng cây vú sữa ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt khoảng 350 ha. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây vú sữa hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thị trường, các hộ làm vườn cần lưu ý nâng cao chất lượng quả, đồng thời sản xuất theo hướng hàng hóa, kết nối thị trường để có nguồn tiêu thụ ổn định.
Giống vú sữa gia đình chị Khanh trồng vỏ mỏng, thơm, ngọt. |
Từ cây “vú sữa tổ” nhân rộng khắp vùng
Từ thời bố chị Khanh còn sống ông đi xin được cây vú sữa từ một người quen mang về trồng trong vườn nhà. Cây vú sữa này có đặc điểm quả có màu xanh trắng, lúc chín vỏ mỏng, vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Thấy cây vú sữa quả to, ngon, ông cụ đã chiết cành nhân rộng khắp vườn, thậm chí còn nhân giống cho nhiều nhà trong làng cùng trồng.
Năm 2012, chị Khanh được Hội Nông dân xã động viên, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với chủ chương đưa các giống cây có chất lượng và giá trị kinh tế vào để cải thiện thu nhập cho nông dân. Sẵn có đất rộng, gia đình, chị Khanh đã tập trung đổ đất cải tạo vườn của gia đình để đưa cây vú sữa vào trồng chuyên canh trên diện tích gần 20 sào. Chị tìm tòi ủ hỗn hợp các chất vi sinh, tận dụng rơm rạ ủ mục, phân chuồng, phân gia súc đem bón cho cây để tăng sức đề kháng, phòng tránh sâu bệnh.
Chị Khanh chia sẻ: “Ban đầu gia đình trồng là chỉ là để muốn lưu lại giống vú sữa quý từ thời bố còn sống, sau đó lấy quả cho con cháu trong nhà ăn...".
Thấy vú sữa chín nhiều ăn không hết chị Khanh đem bán, nhiều người ăn, dễ bán lại được giá. Tính trung bình mỗi gốc vú sữa từ năm thứ 4 trở ra chị cũng thu được 1tạ quả, giá bán từ 35- 40 nghìn đồng/kg. Người dân quanh vùng cũng dần biết, tìm đến mua. Cứ như thế gia đình chị nhân giống và trồng gối thêm diện tích vú sữa nhiều lên hàng năm.
Vú sữa là cây thân gỗ lâu năm, trồng một lần thu hoạch nhiều năm. |
Vú sữa cho thu hoạch vào tháng 3, quả chín rải rác, không chín đồng loạt, nên thu hoạch kéo dài được hàng tháng. Ngày trước, khi giáp hạt gia đình chị Khanh còn hái mang ra chợ bán đong gạo. Con cháu trong nhà ghi nhận dấu ấn của loài cây quý này đã đặt cho cây vú sữa thời ông cụ trồng là cây “vú sữa tổ”.
Trồng một lần thu hoạch nhiều năm
Theo chị Khanh, cây vú sữa thân gỗ có tán to và cây có khả năng vươn cao trên 10m, nên khi trồng cây nọ cách cây kia khoảng 8m. Để thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch vú sữa, gia đình chị Khanh phải tiến hành tỉa ngọn để khống chế chiều cao chỉ để vú sữa vươn cao tầm 4 m, tạo tán cho vú sữa phủ cành phân bố đều các hướng cho cây không bị cớm nắng.
Về kinh nghiệm trồng vú sữa, chị Khanh cho biết, trước khi trồng cây cần xử lý đất bằng vôi trong khoảng nửa tháng, sau đó bón lót phân hữu cơ. Nên trồng từ nhánh chiết thay vì trồng từ hột như truyền thống. Phương pháp này có lợi thế là cây nhanh ra trái, trung bình khoảng 3 năm sẽ có thu hoạch nhưng rộ nhất là tử năm thứ 5-6 trở đi, nếu được chăm sóc tốt đều dặn sẽ thu hoạch tới 15 -20 năm mới phải trồng lại.
Vú sữa ở huyện An Lão cho thu hoạch rộ vào những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4. |
Ông, Nguyễn Văn Lập – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Tiến đánh giá cao về mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Khanh. “Cây vú sữa được xếp vào nhóm cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao, bền chắc và khai thác được lâu dài. Ở địa phương bên cạnh sản xuất lúa hội luôn hướng cho hội viên trồng và nuôi những giống chất lượng cải thiện thu nhập cho gia đình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”
Từ chỗ trồng thử nghiệm cây vú sữa hiệu quả, nhiều hộ làm vườn ở các xã học hỏi kinh nghiệm để mở rộng trồng đại trà các vườn chuyên canh trồng cây vú sữa. Các hộ tự chiết, ghép cành để nhân giống tại địa phương. Ở xã Chiến Thắng còn còn một số hộ dân chuyên ươm trồng giống cây vú sữa để cung ứng cho các hộ dân trên địa bàn và các vùng lân cận có nhu cầu.
Hiện nay, qua khảo sát sơ bộ, diện tích trồng cây vú sữa ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt khoảng 350 ha. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây vú sữa hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thị trường, các hộ làm vườn cần lưu ý nâng cao chất lượng quả, đồng thời sản xuất theo hướng hàng hóa, kết nối thị trường để có nguồn tiêu thụ ổn định.
0 nhận xét: