Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, đến nay, HTX Cây trồng Sông Lô xanh (xã Đôn Nhân, huyện Sông Lô) vẫn gặp không ít khó khăn do chưa xây dựng được thương hiệu và thị trường tiêu thụ cho trái ổi của địa phương.
Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Đảng ủy, chính quyền xã Đôn Nhân và phát huy lợi thế có quỹ đất bãi rộng ven sông Lô, phù sa màu mỡ, một vài hộ dân ven bãi mạnh dạn đưa cây ổi Đài Loan vào trồng thử nghiệm thay thế các cây rau, màu trước đây. Do thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, cây ổi phát triển tốt, cho nhiều trái, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có vài hộ, đến nay, toàn xã có khoảng 20 hộ tham gia trồng ổi quy mô từ 0,3 - 0,5 ha, chủ yếu tại thôn Hòa Bình và thôn Trung Hòa. Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT nên cây ổi trên đồng đất nơi đây cho quả quanh năm, vào thời điểm trái vụ, như dịp cận Tết Nguyên đán giá bán lại càng cao, trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Với mong muốn tập hợp các hộ, xây dựng thương hiệu cho trái ổi của địa phương để mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm ổn định cho người dân, tháng 9/2017, HTX Cây trồng Sông Lô xanh được thành lập với 12 thành viên.
Ông Lỗ Bá Đào, Giám đốc HTX Cây trồng Sông Lô xanh cho biết: "Tham gia HTX, các thành viên cùng nhau chia sẻ quy trình, kỹ thuật chăm sóc và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng quả, cho trái ổi ngọt và màu sắc hấp dẫn hơn".
Đến thăm vườn ổi trĩu quả xanh mướt của gia đình ông Đỗ Quý Tuấn (thôn Hòa Bình) những ngày đầu Xuân này, chúng tôi thật sự thích thú. Ông Tuấn cho biết, trước đây, trên diện tích này, gia đình chủ yếu trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Mạnh dạn đem cây ổi về trồng xen lẫn với cây táo và kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình dần khấm khá hơn.
Còn với hộ thành viên khác của HTX- ông Nguyễn Hồng Lạn, trú cùng thôn, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ hơn 100 gốc ổi Đài Loan ban đầu nên gia đình mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất lên hơn 400 gốc, đến nay, cho thu lãi mỗi năm trên 300 triệu đồng.
Trong năm 2018, các thành viên HTX tập trung chăm sóc toàn bộ 4,5ha và trồng mới 2ha, áp dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh để cây ổi cho năng suất cao như: Bón phân cho quả ngọt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách đảm bảo an toàn cho người sử dụng, điều chỉnh cây ra hoa vào thời điểm như ý muốn nên sản lượng ổi trung bình mỗi năm đạt 200 tấn/năm, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/sào. HTX tổ chức 1 chuyến đi thăm quan thực tế ở tỉnh Hải Dương để các thành viên tiếp cận thực tế về kỹ thuật và các giống cây có hiệu quả.
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, HTX gặp không ít khó khăn. Ông Lỗ Bá Đào cho biết: Diện tích đất sản xuất của các thành viên HTX không tập trung, đồng nhất, hộ nhiều hộ ít, chỗ cao chỗ thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, thống nhất và tổ chức sản xuất thâm canh. Công tác tiếp cận thị trường, tìm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm chưa thực hiện được; chưa liên kết, liên minh với HTX khác để tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu tiêu thụ qua thương lái hoặc bán buôn, bán lẻ ở các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Để giúp tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, cuối năm 2017, HTX phối hợp với Sở KH&CN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng logo, mã số mã vạch nhưng đến nay, chưa được cấp chứng nhận nên việc tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường tự do. Ổi Đôn Nhân vẫn khó cạnh tranh trên thị trường.
Cùng chung quan điểm với ông Lỗ Bá Đào, chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Đôn Nhân cho biết: "Do cây ổi vẫn chưa được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, có mã số, mã vạch nên dù HTX đã xây dựng được logo riêng, song đầu ra cho cây ổi vẫn phụ thuộc vào thương lái, giá cả bấp bênh. Mong rằng, trong thời gian tới, "Ổi Đôn Nhân" sẽ xây dựng được thương hiệu, phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với quy trình sản xuất đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn sẽ có mặt tại các cửa hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh và mở rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước, xuất khẩu đi nước ngoài, đem lại thu nhập ổn định cho bà con nơi đây".
Vườn ổi của ông Đỗ Quý Tuấn - Phó Giám đốc HTX Cây trồng Sông Lô xanh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. |
Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có vài hộ, đến nay, toàn xã có khoảng 20 hộ tham gia trồng ổi quy mô từ 0,3 - 0,5 ha, chủ yếu tại thôn Hòa Bình và thôn Trung Hòa. Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT nên cây ổi trên đồng đất nơi đây cho quả quanh năm, vào thời điểm trái vụ, như dịp cận Tết Nguyên đán giá bán lại càng cao, trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Với mong muốn tập hợp các hộ, xây dựng thương hiệu cho trái ổi của địa phương để mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm ổn định cho người dân, tháng 9/2017, HTX Cây trồng Sông Lô xanh được thành lập với 12 thành viên.
Ông Lỗ Bá Đào, Giám đốc HTX Cây trồng Sông Lô xanh cho biết: "Tham gia HTX, các thành viên cùng nhau chia sẻ quy trình, kỹ thuật chăm sóc và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng quả, cho trái ổi ngọt và màu sắc hấp dẫn hơn".
Vườn ổi của gia đình ông Hoàng Công Dậu, thôn Hòa Bình có quả quanh năm, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. |
Còn với hộ thành viên khác của HTX- ông Nguyễn Hồng Lạn, trú cùng thôn, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ hơn 100 gốc ổi Đài Loan ban đầu nên gia đình mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất lên hơn 400 gốc, đến nay, cho thu lãi mỗi năm trên 300 triệu đồng.
Trong năm 2018, các thành viên HTX tập trung chăm sóc toàn bộ 4,5ha và trồng mới 2ha, áp dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh để cây ổi cho năng suất cao như: Bón phân cho quả ngọt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách đảm bảo an toàn cho người sử dụng, điều chỉnh cây ra hoa vào thời điểm như ý muốn nên sản lượng ổi trung bình mỗi năm đạt 200 tấn/năm, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/sào. HTX tổ chức 1 chuyến đi thăm quan thực tế ở tỉnh Hải Dương để các thành viên tiếp cận thực tế về kỹ thuật và các giống cây có hiệu quả.
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, HTX gặp không ít khó khăn. Ông Lỗ Bá Đào cho biết: Diện tích đất sản xuất của các thành viên HTX không tập trung, đồng nhất, hộ nhiều hộ ít, chỗ cao chỗ thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, thống nhất và tổ chức sản xuất thâm canh. Công tác tiếp cận thị trường, tìm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm chưa thực hiện được; chưa liên kết, liên minh với HTX khác để tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu tiêu thụ qua thương lái hoặc bán buôn, bán lẻ ở các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Gia đình ông Nguyễn Hồng Lạn, thôn Hòa Bình, xã Đôn Nhân thu nhập 300- 400 triệu đồng/năm từ trồng ổi Đài Loan. |
Cùng chung quan điểm với ông Lỗ Bá Đào, chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Đôn Nhân cho biết: "Do cây ổi vẫn chưa được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, có mã số, mã vạch nên dù HTX đã xây dựng được logo riêng, song đầu ra cho cây ổi vẫn phụ thuộc vào thương lái, giá cả bấp bênh. Mong rằng, trong thời gian tới, "Ổi Đôn Nhân" sẽ xây dựng được thương hiệu, phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với quy trình sản xuất đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn sẽ có mặt tại các cửa hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh và mở rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước, xuất khẩu đi nước ngoài, đem lại thu nhập ổn định cho bà con nơi đây".
0 nhận xét: