Dù mới ra Giêng nhưng không khí làm việc rất nhộn nhịp trên cánh đồng dưa hấu ở xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Đây là một vùng đất lí tưởng để nông dân tỉnh Bình Định lên thuê đất trồng dưa.
Hàng năm, vào khoảng tháng 12 khi mùa mưa vừa dứt cũng là lúc mùa dưa hấu bắt đầu. Khi đất khô ráo bà con bắt đầu cày xới, phơi đất trừ cỏ dại. Canh tác dưa cũng theo một quy trình nghiêm ngặt mới đem lại hiệu quả cao. Luống cách luống rộng 5m, cây cách cây khoảng 50cm. Đất được bón lót kĩ càng sau đó phủ bạt để hạn chế tối đa cỏ dại, sau đó đục lỗ để gieo hạt. Theo kĩ thuật trồng của bà con nơi đây, mỗi gốc dưa để lại ba nhánh. Nhặt đọt cho đến khi dây dưa dài 2,5m thì ngắt ngọn. Mỗi gốc cũng chỉ để lại 2 trái ở hai dây bên, còn dây chính giữa thì nuôi trái.
Trước kia nông dân trồng dưa thường tưới tràn nhưng vụ này 100% số hộ đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, gồm các ống chính chạy dọc giữa rẫy, từ ống chính chia nước vào các ống phụ chạy dọc các gốc. Chi phí đầu tư khoảng hơn 20 triệu đồng/ha nhưng có thể tận dụng cho vụ sau.
Công việc tưới dưa không mất nhiều thời gian như trước, chỉ cần vặn van là cả hệ thống tưới hoạt động, lại tiết kiệm được nước khi Krông Pa đang là đỉnh điểm của mùa khô. Quy trình tưới nước cho dưa là hai ngày một lần cho đến khi cây trưởng thành thì tưới đều một ngày một lần.
Anh Nguyễn Văn Thìn, một nông dân còn khá trẻ, quê ở huyện Tây Sơn, Bình Định lên đây thuê đất trồng dưa với diện tích 1,5ha. Anh cho biết: “Từ khi xuống giống đến khi thu hoạch dưa, thời gian canh tác khoảng 65 ngày, nếu nắng ấm như năm nay thì khoảng 62 ngày. Chi phí khoảng 8 triệu đồng/sào. 1 sào phải thu khoảng 4,5 tấn mới đạt năng suất. Cây dưa ưa đất mới, chưa làm xong vụ này nhưng tôi đã phải tìm đặt thuê đám ruộng khác cho vụ sau”.
Lúc này ruộng dưa nhà anh đang trong thời kì nhặt nhánh, có khoảng chục người làm công ngắt nhánh. Lực lượng làm công chính là những phụ nữ quê Bình Định, có thêm một số người dân địa phương tranh thủ lúc nông nhàn cũng tham gia. Nhìn công việc ngắt nhánh có vẻ đơn giản nhưng nếu không khéo sẽ dẫn tới gẫy đọt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây.
Tay vừa thoăn thoắt ngắt nhánh, gỡ cho dây dưa thẳng hàng, chị Mỹ quê ở huyện Tuy Phước, Bình Định tâm sự: “Chúng tôi lên đây làm công vui lắm, thường đi theo nhóm quen đã nhiều năm làm với nhau, thu nhập một ngày 200 ngàn, chủ bao ăn ở, bao tiền xe đi về. 1ha dưa nhặt nhánh trong khoảng 20 ngày, sau đó lại chuyển sang ruộng của chủ khác”.
Chính vì mưa muộn nên vụ dưa năm nay tại Krông Pa cũng thu hoạch muộn, không trúng thời điểm tết. Có ruộng trái đã già đều chờ hái, có ruộng cây còn đang trong giai đoạn phát triển nên các chủ dưa và người làm công đều không được về quê ăn tết cùng gia đình.
Nhìn vào căn lều che bạt xanh tương đối chắc chắn, có tiếng nhạc xuân phát ra tôi cũng không khỏi ngạc nhiên. Thì ra chủ dưa đã đầu tư một tấm pin năng lượng mặt trời trị giá khoảng gần 3 triệu. Dưới cái nắng đều của Krông Pa thì điện năng lượng đủ cho nông dân dùng thắp sáng, nghe nhạc, nấu ăn.
Cánh đồng Phú Cần phủ một màu xanh bạt ngàn của dưa. Mùa dưa năm nay tuy muộn nhưng đạt năng suất cao bởi khí hậu thuận lợi, nắng đều, đủ nước tưới. Hàng đoàn xe tải đã về đến thị trấn Phú Túc (cách ruộng dưa khoảng 4 cây số) chờ mua để xuất khẩu sang Trung Quốc. Với giá dưa hiện tại là 5.000 đồng/kg thì nông dân có lãi khá.
Xuất bán dưa hấu cho thương lái. |
Trước kia nông dân trồng dưa thường tưới tràn nhưng vụ này 100% số hộ đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, gồm các ống chính chạy dọc giữa rẫy, từ ống chính chia nước vào các ống phụ chạy dọc các gốc. Chi phí đầu tư khoảng hơn 20 triệu đồng/ha nhưng có thể tận dụng cho vụ sau.
Công việc tưới dưa không mất nhiều thời gian như trước, chỉ cần vặn van là cả hệ thống tưới hoạt động, lại tiết kiệm được nước khi Krông Pa đang là đỉnh điểm của mùa khô. Quy trình tưới nước cho dưa là hai ngày một lần cho đến khi cây trưởng thành thì tưới đều một ngày một lần.
Anh Nguyễn Văn Thìn, một nông dân còn khá trẻ, quê ở huyện Tây Sơn, Bình Định lên đây thuê đất trồng dưa với diện tích 1,5ha. Anh cho biết: “Từ khi xuống giống đến khi thu hoạch dưa, thời gian canh tác khoảng 65 ngày, nếu nắng ấm như năm nay thì khoảng 62 ngày. Chi phí khoảng 8 triệu đồng/sào. 1 sào phải thu khoảng 4,5 tấn mới đạt năng suất. Cây dưa ưa đất mới, chưa làm xong vụ này nhưng tôi đã phải tìm đặt thuê đám ruộng khác cho vụ sau”.
Bà con chăm sóc ruộng dưa. |
Tay vừa thoăn thoắt ngắt nhánh, gỡ cho dây dưa thẳng hàng, chị Mỹ quê ở huyện Tuy Phước, Bình Định tâm sự: “Chúng tôi lên đây làm công vui lắm, thường đi theo nhóm quen đã nhiều năm làm với nhau, thu nhập một ngày 200 ngàn, chủ bao ăn ở, bao tiền xe đi về. 1ha dưa nhặt nhánh trong khoảng 20 ngày, sau đó lại chuyển sang ruộng của chủ khác”.
Chính vì mưa muộn nên vụ dưa năm nay tại Krông Pa cũng thu hoạch muộn, không trúng thời điểm tết. Có ruộng trái đã già đều chờ hái, có ruộng cây còn đang trong giai đoạn phát triển nên các chủ dưa và người làm công đều không được về quê ăn tết cùng gia đình.
Nhìn vào căn lều che bạt xanh tương đối chắc chắn, có tiếng nhạc xuân phát ra tôi cũng không khỏi ngạc nhiên. Thì ra chủ dưa đã đầu tư một tấm pin năng lượng mặt trời trị giá khoảng gần 3 triệu. Dưới cái nắng đều của Krông Pa thì điện năng lượng đủ cho nông dân dùng thắp sáng, nghe nhạc, nấu ăn.
Cánh đồng dưa xanh tốt ở xã Phú Cần. |
0 nhận xét: