Những năm gần đây, bưởi da xanh là cái tên quên thuộc với người tiêu dùng nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh, bởi chất lượng trái to, ngon ngọt và đặc biệt được biết đến là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo.
Tuy nhiên, nghịch lý “được mùa mất giá” của các loại nông sản trở thành quy luật khiến không ít nông dân rơi vào cảnh lao đao mỗi mùa thu hoạch. Trước thực tế đó, nhiều nông dân không ngừng tìm tòi học hỏi, xử lý để cây trồng ra trái ngịch mùa, mặc dù năng suất không bằng vụ chính nhưng giá cả cao hơn nhiều lần, nhất là vào dịp Tết cổ truyền, từ đó thu về lợi nhuận gấp 3, 4 lần.
Sau nhiều năm tích góp, gia đình ông Lê Văn Khoắn (ngụ ấp Cây Ổi, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành) mua được hơn 0,5 ha đất sản xuất lúa. Liên tiếp mấy mùa lúa bị chuột bọ phá hoại, lại thêm thời tiết không thuận lợi khiến việc sản xuất thêm khó khăn. Mong muốn tìm hướng đi mới, ông đã học tập kinh nghiệm trồng bưởi trong thời gian đi chăm sóc vườn bưởi thuê ở tỉnh Đồng Nai, năm 2013 ông Khoắn quyết định dồn hết vốn liếng mua hơn 250 cây bưởi giống da xanh ruột hồng từ Đồng Nai về trồng với hy vọng thoát nghèo.
Theo ông Khoắn, hiện nay cây bưởi da xanh không còn là cây trồng mới mà đã được trồng ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.Thông thường, cây bưởi cho trái vào các tháng mùa mưa (khoảng tháng 8, 9). Vào thời điểm này vườn bưởi nào cũng cho trái, giống như nhiều loại nông sản khác, bưởi bị dội chợ và lâm vào cảnh “được mùa mất giá”. Để tránh tình trạng trên, ông Khoắn đã học tập kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc để xử lý cho bưởi ra hoa trái vụ, nhờ vậy vườn bưởi của ông cho trái thu hoạch quanh năm.
“Xử lý cho bưởi ra trái quanh năm không khó nhưng không phải ai cũng làm được, nếu chăm sóc tốt, mỗi ha bưởi có thể thu lãi từ 500 - 600 triệu đồng/năm. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, với khoảng 100 cây bưởi cho trái, mỗi ngày thu hoạch 150 kg, cao điểm có ngày được gần 300kg, bán với giá 50.000- 55.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ bán. Nhờ vậy mà gia đình tôi hiện đã thoát nghèo, mua thêm đất chuẩn bị trồng thêm 0,2 ha bưởi nữa”- ông Khoắn chia sẻ thêm.
Được biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại kém hiệu quả sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trên địa bàn xã Hoà Thạnh có 25 ha được chuyển đổi từ sản xuất lúa, mía, cao su sang trồng các loại cây ăn trái, trong đó diện tích bưởi da xanh có diện tích lớn nhất- khoảng 15 ha, bơ 4 ha, xoài gần 6 ha…
Ông Trần Thanh Long- Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Thạnh cho biết, Hội Nông dân xã đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt các giống cây mới và giải ngân nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân của Hội, tạo điều kiện để hội viên có vốn sản xuất ban đầu. Điển hình là hộ ông Lê Văn Khoắn, trước đây là hộ nghèo của xã nhưng nhờ chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh hiệu quả, đến nay đã thoát nghèo.
Trong quý I.2019, Hội Nông dân xã sẽ tổ chức thành lập tổ hội nghề nghiệp trồng bưởi da xanh ruột hồng, tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ông Khoắn chăm sóc vườn bưởi da xanh ruột hồng. |
Sau nhiều năm tích góp, gia đình ông Lê Văn Khoắn (ngụ ấp Cây Ổi, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành) mua được hơn 0,5 ha đất sản xuất lúa. Liên tiếp mấy mùa lúa bị chuột bọ phá hoại, lại thêm thời tiết không thuận lợi khiến việc sản xuất thêm khó khăn. Mong muốn tìm hướng đi mới, ông đã học tập kinh nghiệm trồng bưởi trong thời gian đi chăm sóc vườn bưởi thuê ở tỉnh Đồng Nai, năm 2013 ông Khoắn quyết định dồn hết vốn liếng mua hơn 250 cây bưởi giống da xanh ruột hồng từ Đồng Nai về trồng với hy vọng thoát nghèo.
Theo ông Khoắn, hiện nay cây bưởi da xanh không còn là cây trồng mới mà đã được trồng ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.Thông thường, cây bưởi cho trái vào các tháng mùa mưa (khoảng tháng 8, 9). Vào thời điểm này vườn bưởi nào cũng cho trái, giống như nhiều loại nông sản khác, bưởi bị dội chợ và lâm vào cảnh “được mùa mất giá”. Để tránh tình trạng trên, ông Khoắn đã học tập kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc để xử lý cho bưởi ra hoa trái vụ, nhờ vậy vườn bưởi của ông cho trái thu hoạch quanh năm.
Bưởi da xanh có giá bán rất tốt trong dịp Tết. |
Được biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại kém hiệu quả sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trên địa bàn xã Hoà Thạnh có 25 ha được chuyển đổi từ sản xuất lúa, mía, cao su sang trồng các loại cây ăn trái, trong đó diện tích bưởi da xanh có diện tích lớn nhất- khoảng 15 ha, bơ 4 ha, xoài gần 6 ha…
Ông Trần Thanh Long- Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Thạnh cho biết, Hội Nông dân xã đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt các giống cây mới và giải ngân nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân của Hội, tạo điều kiện để hội viên có vốn sản xuất ban đầu. Điển hình là hộ ông Lê Văn Khoắn, trước đây là hộ nghèo của xã nhưng nhờ chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh hiệu quả, đến nay đã thoát nghèo.
Trong quý I.2019, Hội Nông dân xã sẽ tổ chức thành lập tổ hội nghề nghiệp trồng bưởi da xanh ruột hồng, tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
0 nhận xét: