Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cam Cao Phong bội thu trên đất Móng Cái

Sau 3 năm đưa giống Cam Cao Phong (Hòa Bình) về Móng Cái (Quảng Ninh), đến nay các vườn cam đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Không quản công người chăm sóc, đáp đền cho ý tưởng đầy mạnh dạn về một vùng cam rộng lớn trên mảnh đất địa đầu nắng gió, Cam Cao Phong mùa đầu tiên trên đất địa đầu Móng Cái đã bội thu.
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Cao Phong, cam Quảng Nghĩa, cam Móng Cái, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam địa đầu, trồng cam
Bà Trần Thị Chỉnh thu hoạch thành quả sau 3 năm vun trồng.
Gia đình ông bà Phạm Văn Đỗ, Trần Thị Chỉnh ở thôn 3 xã Quảng Nghĩa TP Móng Cái đã thu hoạch khoảng gần 3 tấn cam từ khoảng 1 tháng trở lại đây, cho thu nhập gần 70 triệu đồng. Với 1.000 cây Cam Cao Phong trên diện tích 2,5 héc ta, trong đó có một nửa bắt đầu được thu hoạch, vụ Cam đầu tiên này, gia đình ông bà thắng lớn. Bà Chỉnh phấn khởi cho biết: "Gia đình đã bán quả từ trung tuần tháng 9. Với giá bán ban đầu từ 30 nghìn đồng/ kg, nay là 25 nghìn đồng/ kg, với gần 700 cây cho thu hoạch, vụ đầu tiên này, gia đình đã có lãi".

Được biết, giống Cam Cao Phong này có thể cho thu hoạch quả khoảng 15 năm, nghĩa là bà con Quảng Nghĩa sẽ thu lãi ròng tới 15 lần khi chỉ đầu tư một lần giống. Xa hơn, Cam Quảng Nghĩa tới nay sẽ là một sản phẩm đặc trưng cho nông nghiệp nông thôn (OCOP) của Móng Cái và Quảng Ninh. Đây là một cơ hội mới cho vùng đất Quảng Nghĩa - vùng nông nghiệp vốn khó khăn, xa trung tâm TP Móng Cái tới 15km.
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Cao Phong, cam Quảng Nghĩa, cam Móng Cái, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam địa đầu, trồng cam
Cam Cao Phong cho mùa bội thu trên đất Quảng Nghĩa, Móng Cái.
Và để xây dựng thương hiệu nông nghiệp sạch ngay từ vụ đầu tiên, theo bà Chỉnh, việc  tuân thủ quy trình chăm sóc khoa học phải được thực hiện tốt, bên cạnh đó, gia đình cũng có những “bí quyết” riêng để cây cam khỏe, ít sâu bệnh. Bà tiết lộ: dùng nước cá ngâm để tưới chứ không dùng thuốc bảo vệ thực vật khi cây đã bói quả. Sau đó, để phòng trừ sâu bệnh, bà dùng nước ép tỏi, ớt trộn với một chút thuốc lào để tưới gốc.

Ông Lương Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Quảng Nghĩa cho biết thêm: "Từ năm 2016, vườn Cam của gia đình bà Chỉnh nằm trong diện tích quy hoạch 30 héc ta Cam ngọt thuộc Quy hoạch vùng sản xuất tập trung giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030 của xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái .
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Cao Phong, cam Quảng Nghĩa, cam Móng Cái, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam địa đầu, trồng cam
Với gần 700 cây cam cho thu hoạch, vụ đầu tiên này, gia đình đã có lãi.
Trong toàn bộ vùng này, nông dân được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, do vậy bà con rất phấn khởi, hào hứng thực hiện. Mùa cam đầu tiên đã bội thu. Tương lai, với đà sinh trưởng, phát triển tốt của hàng nghìn gốc cam còn lại, nông dân Quảng Nghĩa tự tin hoàn thành tốt tiêu chí “phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập” của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ông Dũng khẳng định: năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Quảng Nghĩa là 29 triệu đồng. Tới thời điểm này, nhờ phát triển tốt về kinh tế vườn, thu nhập của bà con đã đạt mức 37 triệu đồng/ người/năm.
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Cao Phong, cam Quảng Nghĩa, cam Móng Cái, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam địa đầu, trồng cam
Vườn cam thu hút du khách tới mua và tham quan.
Đến nay, 9/9 xã nông nghiệp của Móng Cái đã cơ bản hoàn thành toàn diện 20 tiêu chí, 53 chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Quốc gia, Bộ tiêu chí cấp Tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như vùng Cam Quảng Nghĩa đã được Móng Cái phát huy, tạo đà thắng lợi vững chắc cho chương trình nông thôn mới, đưa Móng Cái sớm đạt mục tiêu trở thành địa phương NTM trong năm 2019.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: