Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Hướng phát triển cây Nhãn tím ở Sóc Trăng

Ông Trần Văn Huy ở xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách là người đầu tiên phát hiện và nhân giống thành công giống Nhãn tím duy nhất ở Sóc Trăng. Tuy đã có hơn 10 năm, nhưng đến nay Nhãn tím rất hạn chế về diện tích và số lượng ở địa phương, nhưng nhu cầu cây giống lại khá cao ở nhiều tỉnh, thành phố khác.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, trái cây độc lạ, nhãn độc lạ, giống nhãn tím, nhãn tím miền Tây, nhãn tím Bảy Huy, nhãn tím Phong Nẫm, nhãn tím Kế Sách, nhãn tím Sóc Trăng, trồng nhãn tím
Nhà vườn Phong Nẫm phát triển mô hình trồng nhãn tím.
1kg Nhãn tím được thương lái mua với giá 100 ngàn đồng, cao gấp nhiều lần so với các loại Nhãn thường, nhưng trong hơn 500 ha chuyên canh cây ăn trái ở cù lao Phong Nẫm chỉ có 0,5 ha trồng Nhãn tím. Theo ông Huy, người dân ít trồng Nhãn tím vì chi phí đầu tư khá cao, một nhánh cây giống 1 triệu đồng, trong khi các giống Nhãn khác trên thị trường như: Nhãn Ido Thái, Nhãn xuồng cơm vàng chỉ vài chục ngàn đồng một cây, mà thị trường tiêu thụ cũng dễ hơn. Ông Huy phân tích: “Muốn phát triển giống Nhãn tím thì phải có vốn nhiều nhưng lại không biết thị trường tiêu thụ và năng suất cho trái như thế nào, nên đa số nhà vườn chưa mạnh dạn đầu tư”.

Ông Trần Văn Huy có khoảng 80 cây Nhãn tím, cho trái 2 vụ/năm, do đang tập trung chiết nhánh nên sản lượng trái không nhiều. Do việc nhân giống khó khăn, xác suất thành công thấp, nên ông phải bán với giá cao. Trong 10 năm qua, mỗi năm, ông cung cấp ra thị trường khoảng 100 nhánh Nhãn giống, đối tượng chủ yếu là những nhà vườn có điều kiện ở các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... 

Do ông Huy vẫn chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu Nhãn tím, nên hiện nay việc phát triển giống Nhãn tím rộng khắp ở các tỉnh, thành rất khó kiểm soát. Ông Huy cho biết: “Hiện Nhãn tím có giá bán cao vì ít người trồng, nhưng nếu thời gian tới, giống Nhãn này được nhiều nhà vườn đưa vào trồng thì tôi nghĩ giá trị của Nhãn tím sẽ không còn hấp dẫn như hiện nay. Do đó, tôi rất mong được ngành chức năng hỗ trợ để có được thương hiệu Nhãn tím Phong Nẫm, để người tiêu dùng biết và có sự lựa chọn”.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, trái cây độc lạ, nhãn độc lạ, giống nhãn tím, nhãn tím miền Tây, nhãn tím Bảy Huy, nhãn tím Phong Nẫm, nhãn tím Kế Sách, nhãn tím Sóc Trăng, trồng nhãn tím
Vườn nhãn tím của ông Huy đang mùa cho trái.
Đến nay, Nhãn tím vẫn thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người, được xem là giống cây ăn trái quý hiếm, có giá trị kinh tế cao ở Kế Sách. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết, góp phần phát triển loại cây này ở Sóc Trăng. Ông Nguyễn Minh Trí, cán bộ UBND xã Phong Nẫm, cho biết: “Hướng tới xã sẽ liên hệ cùng các ngành chức năng xây dựng thương hiệu Nhãn tím Phong Nẫm để có cơ hội quảng bá rộng hơn về chất lượng trái cây của địa phương”.

Việc xây dựng thương hiệu cho Nhãn tím Kế Sách là mong mỏi không chỉ của ông Trần Văn Huy, mà còn của nhiều nhà vườn ở cù lao Phong Nẫm. Bởi trong điều kiện phát triển đại trà, bà con sẽ an tâm đầu tư mà không lo việc “được mùa, mất giá” như nhiều loại cây trồng khác.

Phát triển cây Nhãn tím ở Sóc Trăng.




Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: