Hợp đất, hợp khí hậu, mít Thái siêu sớm (còn gọi là mít Thái Changai) là giống cây nhập ngoại hiện đang được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Phù Yên nói chung và xã Gia Phù nói riêng đưa vào trồng. Ưu điểm của giống cây này là thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao, múi mọng, giòn và ngọt, khả năng mang lại hiệu quả kinh tế khá, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Cây mít Thái siêu sớm “nhập cư” về xã Gia Phù khoảng mười năm nay. Trước đó, các hộ dân trong xã thường trồng các loại mít mật, mít dai truyền thống, phải khoảng 3 - 4 năm sau khi trồng, cây mới cho thu hoạch, còn giống mít Thái chỉ khoảng 2 năm đã cho thu hoạch quả. Đặc biệt, mít Thái ra quả quanh năm, sản lượng khá lớn. Mít Thái siêu sớm ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm và thơm mát, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.
Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên nhiều hộ trồng giống mít này không được thu hoạch do nhiều cây bị hỏng, bị chết; cán bộ khuyến nông xã đã tới từng hộ gia đình trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ người dân trong quá trình trồng và chăm sóc. 2 năm trở lại đây, cây mít Thái được phát triển mạnh, toàn xã Gia Phù hiện có hơn 40 hộ trồng với gần 400 cây to nhỏ.
Gia đình anh Đinh Văn Huấn (bản Lá, xã Gia Phù) là hộ đầu tiên của huyện Phù Yên nhập giống mít này về trồng. Trên diện tích khoảng 6.000 m² đất đồi dốc, nhà anh trồng xen mít Thái với bưởi và ổi, cây cao từ 2 - 3 mét, cây nào cũng cho từ 7 -10 quả lớn, nhỏ, phân bố đều, tạo thành từng chùm sai trĩu.
Đang kiểm tra độ chín của mít để chuẩn bị thu hoạch, anh Huấn bảo, khoảng mười năm trước, anh nhờ người quen mua 100 cây giống từ Quảng Ngãi với giá 75 nghìn đồng/cây về trồng thử; mít Thái siêu sớm không tốn nhiều chi phí, nhưng cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật rất chặt chẽ, nhất là trong việc bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu đục quả. Nhà anh hiện có 70 gốc mít Thái đang cho thu hoạch. Nhờ giống cây này, hàng năm, gia đình anh có nguồn thu nhập khá ổn định. Riêng 2 tháng đầu năm 2019, anh thu hoạch trên một tấn quả, lãi khoảng 30-40 triệu đồng.
Thấy hiệu quả kinh tế từ giống cây này, nhiều hộ gia đình trong xã cũng nhập giống về trồng. Năm 2016, gia đình chị Lương Thị Xuân, bản Tạo 2 (Gia Phù) mua 20 cây giống mít Thái về trồng thử nghiệm, hiện đã bắt đầu thu hoạch lứa quả đầu tiên. Trung bình, thu hoạch khoảng 10 quả một lứa, mỗi quả nặng từ 3-5 kg, quả nào to khoảng 7 kg.
Mít Thái siêu sớm bán với giá dao động từ 25-30 nghìn đồng/kg, có thời điểm giá bán lên tới 30 - 35 nghìn đồng/kg. Tới đây, gia đình chị sẽ mở rộng diện tích trồng loại cây ăn quả này. Không chỉ chị Xuân, một số hộ gia đình ở xã Gia Phù đã bắt đầu nhập giống với số lượng lớn để trồng. Nhiều hộ trồng trên 100 gốc, như gia đình anh Đinh Văn Xới (bản Nà Khằm 2), gia đình anh Đinh Văn Phúc (bản Lá)...
Mô hình trồng mít Thái siêu sớm của người dân xã Gia Phù cho hiệu quả kinh tế hơn so với nhiều loại cây ăn quả khác trên địa bàn. Tuy nhiên, quy mô và số lượng trồng ngày một lớn đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, trong khi hiện nay, sản phẩm quả hiện bán chủ yếu cho lái buôn tại vườn, hoặc bán lẻ tại nhà, tại chợ, chưa có đầu ra ổn định.
Bởi vậy, người dân xã Gia Phù rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc tạo liên kết, thúc đẩy phát triển bền vững, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng và duy trì thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Mô hình trồng cây mít Thái siêu sớm của gia đình anh Đinh Văn Huấn (bản Lá, xã Gia Phù, Phù Yên). |
Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên nhiều hộ trồng giống mít này không được thu hoạch do nhiều cây bị hỏng, bị chết; cán bộ khuyến nông xã đã tới từng hộ gia đình trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ người dân trong quá trình trồng và chăm sóc. 2 năm trở lại đây, cây mít Thái được phát triển mạnh, toàn xã Gia Phù hiện có hơn 40 hộ trồng với gần 400 cây to nhỏ.
Gia đình anh Đinh Văn Huấn (bản Lá, xã Gia Phù) là hộ đầu tiên của huyện Phù Yên nhập giống mít này về trồng. Trên diện tích khoảng 6.000 m² đất đồi dốc, nhà anh trồng xen mít Thái với bưởi và ổi, cây cao từ 2 - 3 mét, cây nào cũng cho từ 7 -10 quả lớn, nhỏ, phân bố đều, tạo thành từng chùm sai trĩu.
Đang kiểm tra độ chín của mít để chuẩn bị thu hoạch, anh Huấn bảo, khoảng mười năm trước, anh nhờ người quen mua 100 cây giống từ Quảng Ngãi với giá 75 nghìn đồng/cây về trồng thử; mít Thái siêu sớm không tốn nhiều chi phí, nhưng cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật rất chặt chẽ, nhất là trong việc bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu đục quả. Nhà anh hiện có 70 gốc mít Thái đang cho thu hoạch. Nhờ giống cây này, hàng năm, gia đình anh có nguồn thu nhập khá ổn định. Riêng 2 tháng đầu năm 2019, anh thu hoạch trên một tấn quả, lãi khoảng 30-40 triệu đồng.
Mô hình trồng mít Thái siêu sớm của người dân xã Gia Phù cho hiệu quả kinh tế hơn. |
Mít Thái siêu sớm bán với giá dao động từ 25-30 nghìn đồng/kg, có thời điểm giá bán lên tới 30 - 35 nghìn đồng/kg. Tới đây, gia đình chị sẽ mở rộng diện tích trồng loại cây ăn quả này. Không chỉ chị Xuân, một số hộ gia đình ở xã Gia Phù đã bắt đầu nhập giống với số lượng lớn để trồng. Nhiều hộ trồng trên 100 gốc, như gia đình anh Đinh Văn Xới (bản Nà Khằm 2), gia đình anh Đinh Văn Phúc (bản Lá)...
Mô hình trồng mít Thái siêu sớm của người dân xã Gia Phù cho hiệu quả kinh tế hơn so với nhiều loại cây ăn quả khác trên địa bàn. Tuy nhiên, quy mô và số lượng trồng ngày một lớn đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, trong khi hiện nay, sản phẩm quả hiện bán chủ yếu cho lái buôn tại vườn, hoặc bán lẻ tại nhà, tại chợ, chưa có đầu ra ổn định.
Bởi vậy, người dân xã Gia Phù rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc tạo liên kết, thúc đẩy phát triển bền vững, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng và duy trì thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
0 nhận xét: