Những năm trước, mãng cầu ta Phú Lộc tại huyện Tân Phú được đánh giá là một trong những loại trái cây đặc sản nổi tiếng thơm ngon trong cả nước. Thế nhưng gần đây, loại trái cây nổi tiếng dày cơm, dai và ngọt này lại biến mất trên thị trường.
Điển hình là nhà anh Nguyễn Văn Tánh, ấp 2, xã Phú Lộc, huyện Tân Phú trước đây là một trong những hộ trồng mãng cầu ta có diện tích lớn nhất , nhì trong xã Phú Lộc với gần 5 ha. Gần 6 năm trước, diện tích na đã bị anh chặt bỏ. Trong vườn, chỉ còn sót lại một vài cây na còi cọc đang cố gắng ngoi lên khỏi tán của những cây bưởi – loại cây đang cho chủ vườn thu về gần 700 triệu đồng đồng/1ha/năm, cao hơn 10 lần so với giá trị vườn na trước đây mang lại.
Hơn 5 năm trước, xã Phú Lộc có đến gần 1.000 ha mãng cầu ta. Tuy nhiên, đến nay, toàn xã chỉ còn lại chưa đến 3 ha mãng cầu ta và chỉ có 2 hộ là đang trồng.
Mãng cầu ta Phú Lộc nổi tiếng cả nước bởi độ ngon, ngọt đặc trưng. Đây cũng là loại cây mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong xã những năm trước đây. Có thời điểm, loại trái cây đặc sản này còn được địa phương đăng kí nhãn hiệu hàng hóa với tên gọi : mãng cầu ta Tân Phú. Ngoài ra, hơn 20 ha mãng cầu ta tại Phú Lộc cũng đã áp dụng thành công quy trình VietGAP để hướng đến những mục tiêu xa hơn. Tuy nhiên, đến nay gần như toàn bộ diện tích mảng cầu na nơi đây đã bị chặt bỏ.
Việc đánh mất cây mãng cầu ta Phú Lộc là điều thực sự đáng tiếc. Huyện cũng đã đề nghị xã phục hồi lại diện tích loại cây này , đồng thời sẽ hỗ trợ kinh phí để xây dựng mô hình. Tuy nhiên, đến nay xã vẫn chưa có văn bản đề nghị nhận sự hỗ trợ này.
Không riêng gì mãng cầu ta Phú Lộc mà nhãn xuồng da bò được trồng phổ biến một thời cũng bị chặt bỏ gần như toàn bộ diện tích. Làm thế nào để những loại nông sản khác của tỉnh Đồng Nai sẽ không phải chịu chung số phận như các loại trái cây trên thực sự là một vấn đề cần phải được hết sức quan tâm trong kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang được tỉnh triển khai hiện nay.
Mãng cầu ta không cho hiệu quả kinh tế cao như những loại cây khác và thường bị sâu bệnh nên bà con chặt bỏ. |
Hơn 5 năm trước, xã Phú Lộc có đến gần 1.000 ha mãng cầu ta. Tuy nhiên, đến nay, toàn xã chỉ còn lại chưa đến 3 ha mãng cầu ta và chỉ có 2 hộ là đang trồng.
Mãng cầu ta Phú Lộc nổi tiếng cả nước bởi độ ngon, ngọt đặc trưng. Đây cũng là loại cây mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong xã những năm trước đây. Có thời điểm, loại trái cây đặc sản này còn được địa phương đăng kí nhãn hiệu hàng hóa với tên gọi : mãng cầu ta Tân Phú. Ngoài ra, hơn 20 ha mãng cầu ta tại Phú Lộc cũng đã áp dụng thành công quy trình VietGAP để hướng đến những mục tiêu xa hơn. Tuy nhiên, đến nay gần như toàn bộ diện tích mảng cầu na nơi đây đã bị chặt bỏ.
Đặc sản mãng cầu ta Phú Lộc chỉ còn trong hoài niệm. |
Không riêng gì mãng cầu ta Phú Lộc mà nhãn xuồng da bò được trồng phổ biến một thời cũng bị chặt bỏ gần như toàn bộ diện tích. Làm thế nào để những loại nông sản khác của tỉnh Đồng Nai sẽ không phải chịu chung số phận như các loại trái cây trên thực sự là một vấn đề cần phải được hết sức quan tâm trong kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang được tỉnh triển khai hiện nay.
0 nhận xét: