Người dân ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đang rất lo lắng khi nhiều diện tích nho bị ngập úng lâu ngày dẫn đến thối rễ, chết dần khiến nhiều hộ đang đứng trước nguy cơ trắng tay.
Vườn nho hơn 1 sào (1.000 mét vuông) nằm cạnh kênh Cầu Ngòi của ông Trần Kim Hân (xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) bị ngập sâu trong nước nhiều tuần qua khiến rễ cây đang chết dần, cành lá héo úa. Toàn bộ sản lượng trái đang chuẩn bị cắt bán bị nứt thối phải cắt bỏ, chi phí đầu tư cho vụ nho gần 10 triệu đồng không thể thu hồi.
Ông Trần Kim Hân chua xót cho biết, thiên tai gây mưa lũ thì không thể tránh khỏi nhưng do đơn vị thi công công trình kênh Cầu Ngòi làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước nên đã gây ngập úng vườn nho, có thời điểm nước tràn cả vào nhà. Hiện tại, vườn nho chết hết chỉ còn cách đào gốc lên để trồng lại nho mới nhưng từ cuối năm ngoái đến nay mưa lũ liên tục khiến gia đình không thể sản xuất, kinh tế rất khó khăn.
Tương tự, vườn nho 5 sào (5.000 m2) sản xuất theo quy trình nho VietGAP của ông Lê Văn Thạnh (phường Văn Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) bị ngập úng hơn 1 tháng qua khiến toàn bộ cây nho thối rễ, gần 5 tấn nho tươi chuẩn bị bán bao giàn thương lái bị thối rụng, ước tính thiệt hại trên 70 triệu đồng.
Theo ông Lê Văn Thạnh, trước đây mưa lũ cũng khoảng 2 ngày là nước rút, nhưng vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 1 trên địa bàn có mưa lớn cùng với đơn vị thi công kênh Cầu Ngòi chia nhiều đoạn để làm, đặt cống thoát nước ít nên khi lượng nước lớn đổ về không kịp thoát làm ngập vườn nho trong thời gian dài khiến toàn bộ cây nho trong vườn chết hết, gia đình bị thiệt hại nặng nề.
Chia sẻ từ phía người dân cho hay, nguyên nhân chính dẫn đến ngập úng là do đơn vị thi công kênh Cầu Ngòi ngăn dòng chảy, chia nhiều đoạn để làm và đặt ít cống thoát nước nên khi gặp mưa lũ nước không kịp thoát gây ra tình trạng ngập úng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Qua thống kê sơ bộ, hiện có trên 50 ha nho; trong đó, có hơn 30 ha nho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở phường Văn Hải, xã Thành Hải bị ngập úng, thối rễ, trong đó có nhiều diện tích vườn nho đang chuẩn bị cho thu hoạch bị thiệt hại gần 100%.
Ngoài ra, còn nhiều diện tích vườn táo và cây hoa màu khác cũng bị ngập úng khiến sản lượng sụt giảm từ 60 – 80%. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tái phục hồi sản xuất của người dân sau bão số 1.
Để người dân sớm khôi phục sản xuất, nhất là đang chuẩn bị sản xuất hàng hóa vào vụ Tết Nguyên đán chính quyền các cấp tỉnh Ninh Thuận cần sớm kiểm tra và có phương án hỗ trợ để người dân có điều kiện an tâm sản xuất.
Người trồng nho Ninh Thuận bị thiệt hại nặng do ngập úng.
Vườn nho hơn 1 sào (1.000 mét vuông) nằm cạnh kênh Cầu Ngòi của ông Trần Kim Hân (xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) bị ngập sâu trong nước nhiều tuần qua khiến rễ cây đang chết dần, cành lá héo úa. Toàn bộ sản lượng trái đang chuẩn bị cắt bán bị nứt thối phải cắt bỏ, chi phí đầu tư cho vụ nho gần 10 triệu đồng không thể thu hồi.
Vườn nho của ông Trần Kim Hân, xã Thành Hải bị hư trái, phải cắt bỏ. |
Tương tự, vườn nho 5 sào (5.000 m2) sản xuất theo quy trình nho VietGAP của ông Lê Văn Thạnh (phường Văn Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) bị ngập úng hơn 1 tháng qua khiến toàn bộ cây nho thối rễ, gần 5 tấn nho tươi chuẩn bị bán bao giàn thương lái bị thối rụng, ước tính thiệt hại trên 70 triệu đồng.
Theo ông Lê Văn Thạnh, trước đây mưa lũ cũng khoảng 2 ngày là nước rút, nhưng vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 1 trên địa bàn có mưa lớn cùng với đơn vị thi công kênh Cầu Ngòi chia nhiều đoạn để làm, đặt cống thoát nước ít nên khi lượng nước lớn đổ về không kịp thoát làm ngập vườn nho trong thời gian dài khiến toàn bộ cây nho trong vườn chết hết, gia đình bị thiệt hại nặng nề.
Vườn nho của ông Lê Văn Thạnh (phường Văn Hải) bị ngập úng lâu ngày đã thối rễ, chết dần. |
Qua thống kê sơ bộ, hiện có trên 50 ha nho; trong đó, có hơn 30 ha nho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở phường Văn Hải, xã Thành Hải bị ngập úng, thối rễ, trong đó có nhiều diện tích vườn nho đang chuẩn bị cho thu hoạch bị thiệt hại gần 100%.
Ngoài ra, còn nhiều diện tích vườn táo và cây hoa màu khác cũng bị ngập úng khiến sản lượng sụt giảm từ 60 – 80%. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tái phục hồi sản xuất của người dân sau bão số 1.
Để người dân sớm khôi phục sản xuất, nhất là đang chuẩn bị sản xuất hàng hóa vào vụ Tết Nguyên đán chính quyền các cấp tỉnh Ninh Thuận cần sớm kiểm tra và có phương án hỗ trợ để người dân có điều kiện an tâm sản xuất.
0 nhận xét: