Hiện nay, để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhiều hộ trồng na dai trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã biết cách áp dụng các kỹ thuật để na ra trái vụ.
Năm 2014, gia đình chị Võ Thị Yến, xóm Phú Thắng, Nghĩa Phú phá bỏ 1 ha diện tích cao su, cải tạo đất chuyển sang trồng 400 cây na dai. Năm 2017, na bắt đầu cho trái, chính vụ vừa rồi, gia đình chị thu hoạch được 4 tấn quả, thương lái mua tại vườn 20 ngàn đồng/kg. Chị Võ Thị Yến cho hay: Gia đình thấy cây cao su không hiệu quả chuyển sang trồng cây na dai. Chính vụ vừa rồi đã cho thu nhập hơn 80 triệu đồng cao hơn hẳn so với trồng cây cao su mà công chăm sóc không nhiều.
Thực tế cho thấy đất Nghĩa Phú phù hợp với cây na dai song mùa chính vụ thường rơi vào tháng 7, tháng 8 âm lịch. Với mùa vụ chính có nhiều hộ thu hoạch cùng thời điểm, dẫn đến giá na không cao. Vì vậy, gia đình chị Yến đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ để nâng cao thu nhập.. Chị cho biết thêm: Biện pháp để na ra trái vụ là cắt tỉa cành để cây được trẻ hóa, thường xuyên đâm chồi mới, ra hoa. Khi nụ hoa na hé mở có màu trắng thì chị tiến hành thụ phấn nhân tạo cho hoa. Sau khi đậu quả, tiến hành cắt loại bỏ quả lép, méo mó khoảng 2 đến 3 đợt/vụ.
Với cách làm này, hiện vườn na của gia đình chị Yến đã bắt đầu cho thu hoạch trái vụ, khoảng nửa tháng nữa sẽ bước vào thu hoạch rộ. Trung bình na trái vụ có giá 35 - 40 ngàn đồng/kg cắt tại vườn, cao gần gấp đôi so với chính vụ. Ước tính, vụ na trái này, vườn na nhà chị Yến cho khoảng 2 – 2,5 tấn quả giúp gia đình tăng thêm thu nhập 80 - 90 triệu đồng. Như vậy, cùng một vườn na, nhờ có na trái vụ mà thu nhập của gia đình đã tăng gấp đôi.
Hiện nay, ở Nghĩa Phú ngoài các loại cây trồng chủ lực như: bơ, cam đã có nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng một số loại cây ăn quả khác, trong đó có cây na dai đem lại hiệu quả. Ông Hồ Thanh Trọng, chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Phú cho biết: Hiện nay trên địa bàn Nghĩa Phú có khoảng 20 gia đình trồng na dai, tuy nhiên chỉ mới có vài ba hộ đã áp dụng kỹ thuật để cho na ra trái vụ, tăng thêm thu nhập cho gia đình như gia đình chị Võ Thị Yến.
Ngoài Nghĩa Phú, hiện nay nông dân ở một số địa phương như Nghĩa Hiếu, Nghĩa Bình…cũng đã chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng na dai, trong đó có na dai trái vụ.
Khi na trái vụ bắt đầu ra quả, gia đình chị Yến loại bỏ bớt các quả lép. |
Thực tế cho thấy đất Nghĩa Phú phù hợp với cây na dai song mùa chính vụ thường rơi vào tháng 7, tháng 8 âm lịch. Với mùa vụ chính có nhiều hộ thu hoạch cùng thời điểm, dẫn đến giá na không cao. Vì vậy, gia đình chị Yến đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ để nâng cao thu nhập.. Chị cho biết thêm: Biện pháp để na ra trái vụ là cắt tỉa cành để cây được trẻ hóa, thường xuyên đâm chồi mới, ra hoa. Khi nụ hoa na hé mở có màu trắng thì chị tiến hành thụ phấn nhân tạo cho hoa. Sau khi đậu quả, tiến hành cắt loại bỏ quả lép, méo mó khoảng 2 đến 3 đợt/vụ.
Trung bình na trái vụ có giá 35 - 40 ngàn đồng/kg cắt tại vườn, cao gần gấp đôi so với chính vụ. |
Hiện nay, ở Nghĩa Phú ngoài các loại cây trồng chủ lực như: bơ, cam đã có nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng một số loại cây ăn quả khác, trong đó có cây na dai đem lại hiệu quả. Ông Hồ Thanh Trọng, chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Phú cho biết: Hiện nay trên địa bàn Nghĩa Phú có khoảng 20 gia đình trồng na dai, tuy nhiên chỉ mới có vài ba hộ đã áp dụng kỹ thuật để cho na ra trái vụ, tăng thêm thu nhập cho gia đình như gia đình chị Võ Thị Yến.
Ngoài Nghĩa Phú, hiện nay nông dân ở một số địa phương như Nghĩa Hiếu, Nghĩa Bình…cũng đã chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng na dai, trong đó có na dai trái vụ.
0 nhận xét: