Nhân dịp phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Hòa kiểm tra mô hình bẫy ruồi đục quả tại Tổ hợp tác Sơn Ngọc, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tôi được ông Huỳnh Văn Tánh giới thiệu mô hình bẫy ruồi đục quả và những hiệu quả mang lại khi sử dụng bẫy cho vườn mãng cầu dai của Tổ hợp tác.
Trên diện tích hơn 15 ha trồng cây mãng cầu dai của Tổ hợp tác Sơn Ngọc, những quả mãng cầu to, đẹp treo lúc lỉu trên cành. Được biết, đối với cây mãng cầu, khi ra trái dễ bị rầy và ruồi đục làm hư, khó đạt được năng suất cao.
Vì vậy, nhờ sử dụng bẫy ruồi do Thạc sĩ nông nghiệp Hồ Thị Hòa, chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Hòa hướng dẫn nên mô hình trồng mãng cầu dai của Tổ hợp tác đã có được những trái to, đẹp như vậy.
Bà Hồ Thị Hòa, cho biết: Xuất phát từ những lần đi kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả tại Tổ hợp tác Sơn Ngọc, nghe nông dân phản ảnh khó xử lý việc ruồi đục quả làm thiệt hại đến năng suất và thất thu về giá trị kinh tế. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, bà đã tìm ra loại thuốc sinh học Vizubon–D dùng để dẫn dụ ruồi đực vào bẫy và diệt chúng.
Theo bà Hòa, bà đã sử dụng bẫy để xử lý ruồi đục quả cho 40 ha trồng các loại cây ăn quả như mít, mãng cầu,… cho 30 hộ tham gia của Tổ hợp tác Sơn Ngọc, nhờ hiệu quả của bẫy ruồi nên các loại quả không bị ruồi đục làm hại.
Ông Huỳnh Văn Tánh, cho biết: Với khoảng 250 cây mãng cầu dai của Tổ hợp tác, hiện nay bình quân mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 500- 800 kg quả mãng cầu với giá bán từ 30.000 - 50.000 đồng/kg; một ngày thu hoạch quả từ 35-40 kg, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ 30-45 ngày...
Hiện nay, tổng diện tích trồng mãng cầu của xã Hòa Quang Bắc khoảng 40ha, tập trung tại các thôn Thạnh Lâm, Ngọc Sơn và trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên.
Nhờ nắm được kỹ thuật kích trái theo mùa vụ, bà con chủ động can thiệp để mãng cầu cho trái vào các thời điểm lễ Tết nên giá bán cao, cho lợi nhuận khá.
![]() |
Bà nguyễn Thị Lan – vợ ông Huỳnh Văn Tánhsắp xếp, phân loại trái để bán cho thương lái. |
0 nhận xét: