Chuối được xem là cây trồng dễ tính vì ít tốn công chăm sóc, không kén đất mà cũng mang lại thu nhập tăng thêm cho nhà vườn. Vì vậy, thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ, Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh đã triển khai nhân rộng mô hình trồng chuối cấy mô nhằm giúp nhà vườn tăng thu nhập với cây trồng phụ này.
Thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ đã dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình thâm canh chuối cấy mô ở Hậu Giang” do Phó GS-TS Lê Văn Bé, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện thành công từ năm 2014. Từ kết quả đó, thạc sĩ Huỳnh Tấn Vũ đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: “Phổ biến, giới thiệu, quảng bá và kinh doanh các sản phẩm tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống”. Từ đó, giúp ngành khoa học hoàn thành mục tiêu phát triển khoa học công nghệ theo đúng định hướng và ngày càng đi vào chiều sâu góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn của tỉnh.
Nhiệm vụ được thực hiện từ năm 2017, với mục tiêu tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn tỉnh về kỹ thuật trồng chuối cấy mô. Trong đó, xây dựng các mô hình trồng thâm canh cây chuối cấy mô: hỗ trợ 3.000 cây chuối xiêm giống cấy mô, 2.400 cây chuối giống già cấy mô cho người dân với tổng diện tích trồng 5ha (3ha trồng chuyên canh, 2ha trồng xen).
Sau 2 năm thực hiện, diện tích trồng chuối trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển mạnh. Đến tháng 4-2017, toàn huyện có khoảng 300ha, trong đó, có khoảng 30ha được áp dụng kỹ thuật trồng chuối cấy mô do thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ triển khai.
Ông Nguyễn Hữu Thông, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Tôi được biết mô hình trồng chuối cấy mô trên chương trình khoa học công nghệ của tỉnh, thấy khá hiệu quả nên về áp dụng thử. Năm 2016, tôi đã cải tạo 7 công đất ruộng sau nhà lên liếp trồng chuối cấy mô. Lứa chuối đầu tiên tôi bán 3-4 đợt, thu lãi hơn 8 triệu đồng, cao hơn chuối thông thường là 40%.
Đồng ý kiến với ông Thông, ông La Thành Khiêm, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, đã trồng chuối cấy mô do thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ chuyển giao. Với 200 cây chuối cấy mô được hỗ trợ, từ năm 2017 đến nay, ông Khiêm đã thu hoạch nhiều lứa chuối với số tiền gần 11 triệu đồng. Năm nay, ông Khiêm đã mở rộng diện tích lên thêm 4.000m2 và trồng 700 cây chuối cấy mô. Hiện tại, 700 cây chuối đã bắt đầu cho thu hoạch.
Ưu điểm của chuối cấy mô là được nhân giống từ trong phòng thí nghiệm nên sạch bệnh và cho năng suất cao. Hơn nữa, giống chuối này cũng không kén đất, chính vì vậy nó rất thích hợp trồng trên vùng đất nhiễm phèn như huyện Phụng Hiệp. Nhiều nhà vườn ở xã Phương Bình đã chọn cây chuối thay cho cây tràm hay cây cam bởi vì cho giá trị kinh tế khá mà lại nhẹ công chăm sóc, chi phí bón phân. Đây cũng là lý do mà ông Khiêm đã chọn để gắn bó với hơn 7 công đất của gia đình hai năm qua. Ông Khiêm cho biết thêm: “Tôi có hơn 10 công đất, mấy năm trước chủ yếu là trồng tràm nhưng sau 5 năm mới cho thu hoạch. Chính vì vậy, khi trồng thử nghiệm 2 công chuối tôi thấy bán cũng được nên tiếp tục mở rộng 4 công nữa. Tuy trồng gần 7 công chuối nhưng rất nhẹ công chăm sóc, bón phân ít. Lâu lâu, tôi thu hoạch 1 đợt cũng cho thêm một khoản thu nhập khá cho gia đình”.
Với mô hình trồng chuối, nhà vườn có thể tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm những việc khác tạo thu nhập chính cho gia đình, chuối là nguồn thu nhập phụ. Chính vì hữu ích trên mà mô hình trồng chuối cấy mô đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thấy được tác dụng tích cực đó, thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ đã thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng chuối cấy mô tại các xã như Bình Thành, Phương Bình của huyện Phụng Hiệp và triển khai rộng ở huyện Long Mỹ, Châu Thành, thành phố Vị Thanh.
Tuy mô hình trồng chuối cấy mô không cho nhiều thu nhập cao nhưng là lựa chọn rất phù hợp với điều kiện cây trồng và thích ứng với khí hậu của tỉnh, đặc biệt là những vùng đất phèn khó canh tác như huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ. Vì vậy, sau 2 năm triển khai ứng dụng, mô hình đã bắt đầu có sức lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực cho người dân. Mô hình đã hình thành một số vùng chuyên canh trồng chuối có quy mô lớn, nhất là các địa bàn như thành phố Vị Thanh huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Từ đó, giúp cho người dân có sự lựa chọn mới trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả, đầu ra bất ổn của cây lúa và một số loại nông sản chủ lực khác của tỉnh.
Qua một năm thực hiện, mô hình trồng chuối cấy mô sạch bệnh, thạc sĩ Huỳnh Tuấn Vụ đã hỗ trợ được 5.400 cây chuối cấy mô sạch bệnh. Trong đó, có 3.000 cây chuối xiêm, 2.400 cây chuối già xây dựng thành công các mô hình chuối cấy mô sạch bệnh trồng chuyên canh và xen canh với tổng diện tích khoảng 5ha trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, qua các lớp tập huấn kỹ thuật về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sau thu hoạch về chuối cấy mô, có hơn 150 cán bộ kỹ thuật địa phương và bà con nông dân được học tập nâng cao kỹ thuật trồng chuối. Có 300 bà con nông dân được nhận tài liệu sổ tay kỹ thuật trồng cây chuối cấy mô tại Hậu Giang để tiếp tục học tập và nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới.
Theo nhiều nhà vườn ở Phụng Hiệp, chuối cấy mô dễ trồng và thích hợp trồng trên đất phèn. |
Nhiệm vụ được thực hiện từ năm 2017, với mục tiêu tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn tỉnh về kỹ thuật trồng chuối cấy mô. Trong đó, xây dựng các mô hình trồng thâm canh cây chuối cấy mô: hỗ trợ 3.000 cây chuối xiêm giống cấy mô, 2.400 cây chuối giống già cấy mô cho người dân với tổng diện tích trồng 5ha (3ha trồng chuyên canh, 2ha trồng xen).
Sau 2 năm thực hiện, diện tích trồng chuối trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển mạnh. Đến tháng 4-2017, toàn huyện có khoảng 300ha, trong đó, có khoảng 30ha được áp dụng kỹ thuật trồng chuối cấy mô do thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ triển khai.
Ông Nguyễn Hữu Thông, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Tôi được biết mô hình trồng chuối cấy mô trên chương trình khoa học công nghệ của tỉnh, thấy khá hiệu quả nên về áp dụng thử. Năm 2016, tôi đã cải tạo 7 công đất ruộng sau nhà lên liếp trồng chuối cấy mô. Lứa chuối đầu tiên tôi bán 3-4 đợt, thu lãi hơn 8 triệu đồng, cao hơn chuối thông thường là 40%.
Nhiều nhà vườn ở xã Phương Bình đã chọn cây chuối thay cho cây tràm hay cây cam. |
Ưu điểm của chuối cấy mô là được nhân giống từ trong phòng thí nghiệm nên sạch bệnh và cho năng suất cao. Hơn nữa, giống chuối này cũng không kén đất, chính vì vậy nó rất thích hợp trồng trên vùng đất nhiễm phèn như huyện Phụng Hiệp. Nhiều nhà vườn ở xã Phương Bình đã chọn cây chuối thay cho cây tràm hay cây cam bởi vì cho giá trị kinh tế khá mà lại nhẹ công chăm sóc, chi phí bón phân. Đây cũng là lý do mà ông Khiêm đã chọn để gắn bó với hơn 7 công đất của gia đình hai năm qua. Ông Khiêm cho biết thêm: “Tôi có hơn 10 công đất, mấy năm trước chủ yếu là trồng tràm nhưng sau 5 năm mới cho thu hoạch. Chính vì vậy, khi trồng thử nghiệm 2 công chuối tôi thấy bán cũng được nên tiếp tục mở rộng 4 công nữa. Tuy trồng gần 7 công chuối nhưng rất nhẹ công chăm sóc, bón phân ít. Lâu lâu, tôi thu hoạch 1 đợt cũng cho thêm một khoản thu nhập khá cho gia đình”.
Với mô hình trồng chuối, nhà vườn có thể tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm những việc khác tạo thu nhập chính cho gia đình, chuối là nguồn thu nhập phụ. Chính vì hữu ích trên mà mô hình trồng chuối cấy mô đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thấy được tác dụng tích cực đó, thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ đã thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng chuối cấy mô tại các xã như Bình Thành, Phương Bình của huyện Phụng Hiệp và triển khai rộng ở huyện Long Mỹ, Châu Thành, thành phố Vị Thanh.
Hậu Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng chuối cấy mô. |
Qua một năm thực hiện, mô hình trồng chuối cấy mô sạch bệnh, thạc sĩ Huỳnh Tuấn Vụ đã hỗ trợ được 5.400 cây chuối cấy mô sạch bệnh. Trong đó, có 3.000 cây chuối xiêm, 2.400 cây chuối già xây dựng thành công các mô hình chuối cấy mô sạch bệnh trồng chuyên canh và xen canh với tổng diện tích khoảng 5ha trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, qua các lớp tập huấn kỹ thuật về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sau thu hoạch về chuối cấy mô, có hơn 150 cán bộ kỹ thuật địa phương và bà con nông dân được học tập nâng cao kỹ thuật trồng chuối. Có 300 bà con nông dân được nhận tài liệu sổ tay kỹ thuật trồng cây chuối cấy mô tại Hậu Giang để tiếp tục học tập và nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới.
0 nhận xét: