Tuy không phải là cây trồng chủ lực ở địa phương, nhưng những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Long Phú đã chủ động chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng mãng cầu gai để nâng cao thu nhập. Sau thời gian canh tác, loại cây trồng này đã “bén duyên” với vùng đất Long Phú.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Phòng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú thông tin, chủ trương của huyện là phát triển cây ăn quả, chủ yếu là cây có múi. Trước đây, lúa là cây trồng chính nhưng hiện nay nhiều bà con trong huyện đã chủ động chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây mãng cầu gai.
Hiện nay cây mãng cầu gai phát triển chủ yếu ở các xã: Hậu Thạnh, Song Phụng và thị trấn Đại Ngãi. Chủ tịch UBND xã Hậu Thạnh Huỳnh Kim Cưng cho biết: “Xã đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, liên kết theo chuỗi giá trị. Chúng tôi đã xây dựng 2 đề án giảm nghèo bền vững là phát triển nuôi bò thịt và trồng bưởi da xanh, được triển khai từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135. Ngoài ra, đối với cây lúa, địa phương đang duy trì canh tác 2 vụ/năm; đồng thời chuyển đổi một số diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây có múi và một số cây ăn quả khác, trong đó có cây mãng cầu gai nhằm nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất”.
Chú Nguyễn Văn Thế ở ấp Mây Hắt (Hậu Thạnh) là một trong những nông dân đầu tiên đã mạnh dạn đưa cây mãng cầu gai về trồng và gặt hái thành công. Chia sẻ về “cơ duyên” đến với loại cây này, chú Thế tâm sự: “Cách đây 4 năm, có dịp sang Hậu Giang, tôi thấy nhiều người trồng mãng cầu gai bằng cách ươm hạt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy vậy, tôi mang mấy trái chất lượng về làm giống. Thấy cây phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập nên tôi quyết định chuyển 6 công đất lúa kém hiệu quả và đất vườn tạp sang trồng mãng cầu gai”.
Với sự chịu khó tìm tòi học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình trồng, nên vườn mãng cầu gai của gia đình chú Thế phát triển tốt và cho năng suất cao. Vụ thu hoạch vừa rồi, đối với những cây mãng cầu gai trồng được 4 năm thì cho năng suất khoảng 70 - 100kg/cây, bán cho thương lái ở Ngã Bảy (Hậu Giang) với giá dao động từ 17.000 - 30.000 đồng/kg, chú Thế lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Khi hỏi về bí quyết để mãng cầu gai cho năng suất cao, chú Thế chia sẻ: “Sau khi thu hoạch xong, tôi tiến hành tỉa cành, tạo tán và loại bỏ những cành sâu bệnh; đồng thời kết hợp với việc phun xịt thuốc để phòng ngừa sâu bệnh và thuốc kích thích nhằm tạo điều kiện cây ra hoa. Khi cây mãng cầu gai ra hoa thì khâu thụ phấn quan trọng và quyết định đến năng suất và mẫu mã của trái”.
Theo kinh nghiệm của chú Thế cũng như nhiều nông dân địa phương, việc trồng cây mãng cầu bằng hạt sẽ cho cây có sức sống bền bỉ hơn, chất lượng trái cũng ngon hơn so với việc cây ghép trên gốc bình bát, thương lái mua được giá hơn. Bên cạnh đó, để lấy ngắn nuôi dài, chú Thế còn trồng xen canh cây dừa. Khi những cây mãng cầu nào bị cỗi thì đốn bỏ để cây dừa phát triển.
Mô hình trồng mãng cầu gai tuy mới “bén duyên” ở vùng đất Long Phú, nhưng bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân. Từ đó, giúp bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Cây mãng cầu gai đã giúp nông dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống. |
Hiện nay cây mãng cầu gai phát triển chủ yếu ở các xã: Hậu Thạnh, Song Phụng và thị trấn Đại Ngãi. Chủ tịch UBND xã Hậu Thạnh Huỳnh Kim Cưng cho biết: “Xã đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, liên kết theo chuỗi giá trị. Chúng tôi đã xây dựng 2 đề án giảm nghèo bền vững là phát triển nuôi bò thịt và trồng bưởi da xanh, được triển khai từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135. Ngoài ra, đối với cây lúa, địa phương đang duy trì canh tác 2 vụ/năm; đồng thời chuyển đổi một số diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây có múi và một số cây ăn quả khác, trong đó có cây mãng cầu gai nhằm nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất”.
Chú Nguyễn Văn Thế ở ấp Mây Hắt (Hậu Thạnh) là một trong những nông dân đầu tiên đã mạnh dạn đưa cây mãng cầu gai về trồng và gặt hái thành công. Chia sẻ về “cơ duyên” đến với loại cây này, chú Thế tâm sự: “Cách đây 4 năm, có dịp sang Hậu Giang, tôi thấy nhiều người trồng mãng cầu gai bằng cách ươm hạt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy vậy, tôi mang mấy trái chất lượng về làm giống. Thấy cây phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập nên tôi quyết định chuyển 6 công đất lúa kém hiệu quả và đất vườn tạp sang trồng mãng cầu gai”.
Vườn mãng cầu gai sai trái trên vùng đất Sóc Trăng. |
Khi hỏi về bí quyết để mãng cầu gai cho năng suất cao, chú Thế chia sẻ: “Sau khi thu hoạch xong, tôi tiến hành tỉa cành, tạo tán và loại bỏ những cành sâu bệnh; đồng thời kết hợp với việc phun xịt thuốc để phòng ngừa sâu bệnh và thuốc kích thích nhằm tạo điều kiện cây ra hoa. Khi cây mãng cầu gai ra hoa thì khâu thụ phấn quan trọng và quyết định đến năng suất và mẫu mã của trái”.
Theo kinh nghiệm của chú Thế cũng như nhiều nông dân địa phương, việc trồng cây mãng cầu bằng hạt sẽ cho cây có sức sống bền bỉ hơn, chất lượng trái cũng ngon hơn so với việc cây ghép trên gốc bình bát, thương lái mua được giá hơn. Bên cạnh đó, để lấy ngắn nuôi dài, chú Thế còn trồng xen canh cây dừa. Khi những cây mãng cầu nào bị cỗi thì đốn bỏ để cây dừa phát triển.
Mô hình trồng mãng cầu gai tuy mới “bén duyên” ở vùng đất Long Phú, nhưng bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân. Từ đó, giúp bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới.
0 nhận xét: