Có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp trồng cây ăn quả ôn đới, kết hợp với các nguồn hỗ trợ của nhà nước, tỉnh, xã Giang Ma (huyện Tam Đường) đã mở rộng diện tích trên 60ha đào, lê, mận, giúp nhiều hộ thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm.
Giang Ma là 1 trong 3 xã được quy hoạch phát triển cây ăn quả ôn đới trên địa bàn huyện Tam Đường. Có điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, các cây trồng như: lê, đào, mận, táo phát triển rất tốt, từ năm 2012 đến nay, thông qua các dự án, chính sách hỗ trợ, nông dân trong xã mạnh dạn đưa vào trồng 30ha đào chín sớm, 27ha lê và 8ha mận, trong đó 30ha của 3 loại cây đã cho thu hoạch quả.
Năm 2012, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả ôn đới (Viện Nông nghiệp miền núi phía Bắc) hỗ trợ trồng 260 gốc lê DL21, đến nay toàn bộ diện tích của gia đình chị Ma Thị Pàng (bản Bãi Bằng) đã cho quả. Trong quá trình chăm sóc, chị được cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện về hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại. Bình quân mỗi năm, gia đình chị thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng từ bán quả lê.
Chị Pàng cho biết: Ngày trước, đất vườn, đồi chỉ trồng ngô, thu bắp không đáng là bao. Trồng cây lê, công chăm sóc ít mà thu nhập ổn định. 3 năm trở lại đây, cây cho thu hoạch với giá bán đầu mùa đạt 50.000 - 60.000 đồng/kg, cuối vụ 30.000 đồng/kg. Riêng năm 2018 mình thu khoảng 30 triệu đồng. Năm nay, cây cho quả nhiều hơn, chắc chắn nguồn thu sẽ tăng. Có lẽ do chăm sóc tốt nên khách hàng thường khen lê nhà mình quả to, ngọt và đến tận vườn thu mua.
Đối với giống đào chín sớm trồng tại xã Giang Ma lại cho thu hoạch quả vào tháng 4 (sớm hơn so với đào địa phương khoảng 2 tháng). Năm 2017, gia đình anh Hảng A Minh là 1 trong số 20 hộ dân của bản Phìn Chải được hỗ trợ trồng giống đào chín sớm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với tổng số 200 gốc được hỗ trợ, đến nay đã bắt đầu lứa quả bói.
Anh Minh chia sẻ: Nhà mình được huyện hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Chưa đầy 2 năm, cây đào đã bói quả. Năm nay, dự tính gia đình sẽ thu khoảng 5 tạ quả, giá bán trung bình 20.000 đồng/kg cũng có chục triệu rồi. Bản mình nhiều hộ trồng từ năm 2015 cho thu nhập ổn định từ 20 - 30 triệu đồng/hộ.
Hơn 7 năm triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả ôn đới, hiện xã Giang Ma có tổng số 200 hộ của 9/10 bản được hỗ trợ trồng các giống đào chín sớm, lê, mận. Hằng năm, cán bộ xã cũng như cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên xuống các hộ hướng dẫn bón phân, tỉa cành, thực hiện biện pháp phòng chống bệnh hại. Nhờ đó, diện tích cây ăn quả ôn đới phát triển tốt, chất lượng quả đảm bảo, khách hàng ưa chuộng, giá bán trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Đây cũng chính là hướng đi mới giúp không ít hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Anh Giàng A Chư - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Các loại cây ăn quả ôn đới rất thích hợp trồng ở nơi đây. Vài năm nay, diện tích đào chín sớm trong xã cho thu quả tăng, bà con phải mang đi thành phố Lai Châu hoặc thị trấn huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) để tiêu thụ. Ngoài hỗ trợ thêm về giống, kỹ thuật, Nhân dân rất mong các cấp, các ngành của tỉnh, huyện có hướng giúp đỡ, hỗ trợ đảm bảo đầu ra cho các loại cây ăn quả trên địa bàn.
Nhờ các nguồn hỗ trợ giúp nhiều loại cây ăn quả đứng vững trên đồng đất nơi đây và giúp Giang Ma hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới lớn của huyện, tỉnh.
Thu nhập từ cây Lê đã giúp người dân xã Giang Ma từng bước nâng cao đời sống. |
Năm 2012, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả ôn đới (Viện Nông nghiệp miền núi phía Bắc) hỗ trợ trồng 260 gốc lê DL21, đến nay toàn bộ diện tích của gia đình chị Ma Thị Pàng (bản Bãi Bằng) đã cho quả. Trong quá trình chăm sóc, chị được cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện về hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại. Bình quân mỗi năm, gia đình chị thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng từ bán quả lê.
Chị Pàng cho biết: Ngày trước, đất vườn, đồi chỉ trồng ngô, thu bắp không đáng là bao. Trồng cây lê, công chăm sóc ít mà thu nhập ổn định. 3 năm trở lại đây, cây cho thu hoạch với giá bán đầu mùa đạt 50.000 - 60.000 đồng/kg, cuối vụ 30.000 đồng/kg. Riêng năm 2018 mình thu khoảng 30 triệu đồng. Năm nay, cây cho quả nhiều hơn, chắc chắn nguồn thu sẽ tăng. Có lẽ do chăm sóc tốt nên khách hàng thường khen lê nhà mình quả to, ngọt và đến tận vườn thu mua.
Cây đào chín sớm đã cho thu hoạch, được đánh giá có hiệu quả kinh tế. |
Anh Minh chia sẻ: Nhà mình được huyện hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Chưa đầy 2 năm, cây đào đã bói quả. Năm nay, dự tính gia đình sẽ thu khoảng 5 tạ quả, giá bán trung bình 20.000 đồng/kg cũng có chục triệu rồi. Bản mình nhiều hộ trồng từ năm 2015 cho thu nhập ổn định từ 20 - 30 triệu đồng/hộ.
Hơn 7 năm triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả ôn đới, hiện xã Giang Ma có tổng số 200 hộ của 9/10 bản được hỗ trợ trồng các giống đào chín sớm, lê, mận. Hằng năm, cán bộ xã cũng như cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên xuống các hộ hướng dẫn bón phân, tỉa cành, thực hiện biện pháp phòng chống bệnh hại. Nhờ đó, diện tích cây ăn quả ôn đới phát triển tốt, chất lượng quả đảm bảo, khách hàng ưa chuộng, giá bán trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Đây cũng chính là hướng đi mới giúp không ít hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Nhiều hộ dân ở xã Giang ma đã có nguồn thu nhập khá ổn định từ trồng đào chín sớm. |
Nhờ các nguồn hỗ trợ giúp nhiều loại cây ăn quả đứng vững trên đồng đất nơi đây và giúp Giang Ma hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới lớn của huyện, tỉnh.
0 nhận xét: