Mấy năm gần đây, cây thanh long được các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng đưa vào trồng bước đầu đã có hiệu quả, một trong các hộ trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao là gia đình anh Nguyễn Văn Minh, ở khu 6 xã Yên Kiện.
Khi mới lập nghiệp anh Minh đã đầu tư trồng cây lâm nghiệp như keo và bạch đàn, song sau một thời gian trồng không đem lại hiệu quả kinh tế, anh quyết định chuyển đổi sang cây trồng khác. Sau khi đi tham quan thực tế một số mô hình ở Sơn Tây (Hà Nội), Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu ở quê hương phù hợp với cây thanh long nên năm 2014, sau khi học tập, tích lũy được một số kinh nghiệm, anh Minh bắt tay vào làm đất, đổ trụ và mua giống về trồng.
Với đặc tính của thanh long là giống cây dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không phải tưới và chăm sóc nhiều. Ban đầu anh đầu tư trồng thí điểm 700 gốc, sau 1 năm cây cho trái và có lãi, anh bắt đầu trồng hết diện tích đất còn lại.
Đến nay gia đình anh đã có 2ha với 1.700 gốc, giống thanh long anh đang trồng là giống lai Đài Loan (Long Định 1). Thanh long ở Yên Kiện được đánh giá là có vị ngọt hơn với một số địa phương đã trồng.
Anh Minh cho biết: Chu kỳ thu hoạch của cây thanh long từ 9-10 lứa (mỗi tháng 1 lứa chính và phụ) bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, trọng lượng quả to 1kg, trung bình từ 5-7 lạng, khi thu hoạch, mỗi gốc cho khoảng 20kg quả, thị trường chủ yếu của gia đình anh là các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương và địa bàn trong tỉnh.
Mỗi năm trừ chi phí 1 cây thanh long cho thu lãi 2 triệu đồng. Vụ thanh long vừa qua với 700 gốc đã cho thu lãi 140 triệu đồng/năm.
Mỗi năm trừ chi phí 1 cây thanh long cho thu lãi 2 triệu đồng. Vụ thanh long vừa qua với 700 gốc đã cho thu lãi 140 triệu đồng/năm.
Hiện nay mô hình trồng thanh long của anh Minh và một số hộ được xã xây dựng theo mô hình liên kết. Đây là mô hình mang hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo không những cho gia đình anh Minh mà còn góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
0 nhận xét: