Năm 2000, gia đình ông Nguyễn Duy Lập từ tỉnh Thái Bình vào lập nghiệp tại buôn Ea Kông, xã Ea Sô (huyện Ea Kar). Ban đầu, gia đình ông Lập cũng trồng cà phê, tiêu như bao hộ dân khác trong xã, song hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể.
Năm 2010, tình cờ xem ti vi, đọc báo thấy nói về cây vải U Hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Lập đã quyết định đưa 30 cây vải U Hồng vào trồng thử nghiệm. Nhận thấy cây vải rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Ea Sô nên ông Lập đã mạnh dạn phá bỏ 1 ha cây cà phê, tiêu kém hiệu quả sang trồng vải U Hồng.
Đến nay, gia đình ông Lập đã có 100 cây vải U Hồng đang cho thu hoạch. Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng vải nên vườn vải U Hồng nhà ông phát triển tốt, cho năng suất cao. Năm 2018, gia đình ông Lập thu được 10 tấn quả, với giá bán 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình ông Lập có lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Ông Lập chia sẻ, cây vải U Hồng có nhiều sâu bệnh hại như: Sâu đục đầu quả, bệnh thán thư, Nhện lông nhung hại vải, bệnh mốc sương… người nông dân phải thường xuyên thăm vườn để quan sát, phát hiện sâu bệnh hại, kịp thời có biện pháp phòng tránh phù hợp để quản lý tốt cho vườn cây. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Nên tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng cỏ, lá cây, phân xanh để hạn chế cỏ dại và xói mòn đất sau mỗi trận mưa to. Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.
Ông Lập khẳng định: “Cây vải U Hồng dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao, không mất thời gian chăm sóc, chi phí đầu tư ít. Nếu kiên trì thực hiện đúng khoa học kỹ thuật thì việc thu hồi vốn và khả năng làm giàu là không khó, hiện nay trên thị trường rất ưa chuộng các loại trái cây nội địa, sản phẩm được thương lái vào tận vườn thu mua, nên không sợ “bí” đầu ra”.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Lập còn giúp đỡ hàng chục hộ gia đình khó khăn ở địa phương cùng phát triển kinh tế như: cung cấp giống cây trồng cho nhân dân; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để giúp họ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Ông Nguyễn Duy Lập bên vườn vải của gia đình tại buôn Ea Kông, xã Ea Sô (huyện Ea Kar). |
Đến nay, gia đình ông Lập đã có 100 cây vải U Hồng đang cho thu hoạch. Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng vải nên vườn vải U Hồng nhà ông phát triển tốt, cho năng suất cao. Năm 2018, gia đình ông Lập thu được 10 tấn quả, với giá bán 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình ông Lập có lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Ông Lập chia sẻ, cây vải U Hồng có nhiều sâu bệnh hại như: Sâu đục đầu quả, bệnh thán thư, Nhện lông nhung hại vải, bệnh mốc sương… người nông dân phải thường xuyên thăm vườn để quan sát, phát hiện sâu bệnh hại, kịp thời có biện pháp phòng tránh phù hợp để quản lý tốt cho vườn cây. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Nên tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng cỏ, lá cây, phân xanh để hạn chế cỏ dại và xói mòn đất sau mỗi trận mưa to. Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.
Ea Kar hiện là huyện có diện tích trồng vải thiều nhiều nhất Đắk Lắk. |
Không những làm kinh tế giỏi, ông Lập còn giúp đỡ hàng chục hộ gia đình khó khăn ở địa phương cùng phát triển kinh tế như: cung cấp giống cây trồng cho nhân dân; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để giúp họ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.
0 nhận xét: