Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Hiệu quả từ mô hình trồng mận trong nhà lưới

Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong canh tác nông nghiệp, từ năm 2018, ông Tống Văn Phong - Giám đốc Hợp tác xã nông sản an toàn Vĩnh Thới (huyện Lai Vung) đã áp dụng mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới. Mô hình này nhằm hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
đặc sản Đồng Tháp, trái cây Đồng Tháp, trái cây Tháp Mười, trái cây miền Tây, mận An Phước, mận bao lưới, mận sạch, mận Hồng Đào, mận Phong Hòa, mận Vĩnh Thới, mận Tân Hòa, mận Định Hòa, mận Long Hậu, mận Lai Vung, mận Đồng Tháp, mận miền Tây, mận VietGAP, trồng mận
Ông Tống Văn Phong rất tâm đắc với mô hình trồng mận trong nhà lưới.

Áp dụng việc trồng mận theo hướng sạch


Thời gian trước, ông Tống Văn Phong từng trải qua nhiều công việc khác nhau. Vì hoàn cảnh gia đình nên ông xin nghỉ việc để chuyên tâm canh tác 4ha đất trồng quýt đường - loại đặc sản nổi tiếng của huyện Lai Vung. Nhờ loại cây trồng đặc sản này, mỗi năm trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Phong thu lãi hàng trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng từ 40 công đất trồng quýt đường.

Đến năm 2016, cây quýt đường không còn mang lại hiệu quả tối ưu, trong lúc loay hoay tìm loại cây mới thay thế, ông Phong tình cờ phát hiện giống mận An Phước đáp ứng được tiêu chí mà ông Phong đang cần. Sau khi tìm hiểu và học cách trồng, ông Phong quyết định mua cây mận giống về trồng trên 1ha đất. Sau thời gian chăm sóc, cây mận phát triển tốt và bắt đầu cho trái. “Giống mận này có đặc điểm là ra trái quanh năm, trái lớn, đặc ruột, ăn rất ngọt. Thấy khả quan, tôi đã chuyển sang trồng mận. Tới mùa thu hoạch, mận An Phước bán được giá cao, thu nhập mang lại rất tốt” - ông Phong chia sẻ.

Cuối năm 2018, sâu hại tấn công vườn mận ngày càng nhiều, ông Tống Văn Phong đi khắp nơi học hỏi cách phòng tránh. Thấy mô hình trồng cây ăn trái trong nhà lưới của nông dân tỉnh Lâm Đồng khá hiệu quả, ông Phong áp dụng ngay vào vườn mận của mình. Theo đó, ông Phong đầu tư 200 triệu đồng mua màng lưới phủ khắp vườn mận; đồng thời bao trái bằng bao xốp để mận có thêm lớp bảo vệ tránh sâu rầy. Mận vừa bao lưới vừa bao trái sẽ có mẫu mã đẹp, vị ngọt, ngon hơn so với trái trồng thông thường.
đặc sản Đồng Tháp, trái cây Đồng Tháp, trái cây Tháp Mười, trái cây miền Tây, mận An Phước, mận bao lưới, mận sạch, mận Hồng Đào, mận Phong Hòa, mận Vĩnh Thới, mận Tân Hòa, mận Định Hòa, mận Long Hậu, mận Lai Vung, mận Đồng Tháp, mận miền Tây, mận VietGAP, trồng mận
Ông Phong chuyển sang mô hình trồng mận sạch trong nhà lưới từ năm 2018.
Trong canh tác, ông Phong tuân thủ nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trái mận vẫn có được màu sắc, hương vị đặc trưng thu hút nhiều thương lái, doanh nghiệp đến thu mua. Trong đó, Siêu thị Vinmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) tiêu thụ từ 10 – 20 tấn mận/tháng để cung ứng sản phẩm cho toàn bộ hệ thống và phục vụ thị trường xuất khẩu.

Giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới


Với chi phí gần 200 triệu đồng để làm nhà lưới, ban đầu ông Tống Văn Phong cũng ngán ngại, nhưng sau một vụ thu hoạch với năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà trái mận mang lại, ông hết sức phấn khởi.

Theo ông Phong, ưu điểm của việc dùng màng lưới bao phủ vườn mận là giảm được lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, khoảng cách mỗi lần phun xịt cũng xa nhau, đảm bảo an toàn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế tối đa các loài sâu bệnh như ruồi vàng đục trái. Bên cạnh đó, trồng mận An Phước bón phân rất ít, khi tiến hành bao trái thì không bón thêm phân nữa.

Nhờ áp dụng mô hình trồng mận trong nhà lưới giúp gia đình ông Tống Văn Phong tiết kiệm được chi phí và nông sản luôn đảm bảo chất lượng. Theo quan sát, mận An Phước nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì mỗi cây sẽ cho từ 100 - 120kg trái/vụ, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, năng suất toàn vườn từ 80 – 90 tấn/năm. Với giá bán ổn định, sau khi trừ chi phí, ông Phong lãi trên 400 triệu đồng/năm.
đặc sản Đồng Tháp, trái cây Đồng Tháp, trái cây Tháp Mười, trái cây miền Tây, mận An Phước, mận bao lưới, mận sạch, mận Hồng Đào, mận Phong Hòa, mận Vĩnh Thới, mận Tân Hòa, mận Định Hòa, mận Long Hậu, mận Lai Vung, mận Đồng Tháp, mận miền Tây, mận VietGAP, trồng mận
Mận trong vườn được bao lưới cho chất lượng và năng suất ổn định.
Ông Phong cho biết: “Bao lưới sẽ giúp nhà vườn đỡ xịt thuốc hơn, tiết kiệm khoảng 50% chi phí, giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất theo kiểu truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình này còn có ưu điểm khác là giúp tiết kiệm nước tưới, ứng phó tốt với thời tiết hạn hán. Cụ thể, lớp lưới cách nhiệt sẽ giúp cho vườn giữ ẩm tốt, tiết kiệm khoảng 30 – 40% nước tưới”.

Ngoài ra, ông Phong còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động với các công việc như: bao trái, bao lưới, thu hoạch... thu nhập bình quân mỗi ngày 150.000 đồng/người.

Nhận thấy mô hình trồng mận của ông Phong mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân các địa phương lân cận tìm đến học hỏi quy trình canh tác. Ông Mai Quốc Hậu – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung nhận định: “Trong xu thế hội nhập, đòi hỏi người sản xuất cây ăn trái cần phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và an toàn cho người tiêu dùng về lâu dài. Vì vậy, mô hình trồng mận trong nhà lưới đang giúp người nông dân tìm cách sản xuất hiệu quả. Mô hình này giúp mận quang hợp tốt và hạn chế được sâu bệnh gây hại. Qua đó, giúp người dân có thu nhập ổn định”.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: