Cây lê vàng bén rễ đất xã Háng Lìa (huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Điện Biên) từ năm 2012 - 2013, khi Trường PTDTBT THCS Tân Lập, xã Háng Lìa triển khai trồng thử nghiệm gần 100 gốc lê vàng trong khuôn viên.
Sau một thời gian chăm sóc, thu hoạch, nhận thấy hiệu quả của giống cây này, nhiều hộ dân 2 xã: Xa Dung và Háng Lìa đến trường học hỏi kinh nghiệm, đưa giống lê vàng về trồng, với mong muốn sẽ mang lại thu nhập ổn định.
Chúng tôi đến Trường PTDTBT THCS Xa Dung, xã Xa Dung (huyện Ðiện Biên Ðông) sau khi Trường vừa phát hiện có mạch nước tự nhiên ở gần trường. Thầy giáo Thái Khắc Hùng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Xa Dung chia sẻ: “Trường vừa mới triển khai trồng gần 90 gốc lê vàng trong khuôn viên nên khi phát hiện ra nguồn nước này giáo viên rất phấn khởi. Dù cây lê vàng dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, cách chăm sóc đơn giản, không mất nhiều công sức, ít sâu bệnh nhưng khi mới trồng cần phải tưới nước thường xuyên để cây sống, còn khi cây đã lớn thì không cần phải tưới nhiều. Có nguồn nước này, Trường có thể yên tâm mở rộng diện tích trồng cây lê vàng”.
Ðược biết, thầy giáo Thái Khắc Hùng cũng là người tiên phong trong việc triển khai trồng cây lê vàng ở Trường PTDTBT THCS Tân Lập, xã Háng Lìa. Chính vì nhận thấy hiệu quả của giống cây này nên khi chuyển về làm cán bộ quản lý ở Trường PTDTBT THCS Xa Dung, thầy Hùng lại tiếp tục nhân rộng mô hình trồng lê vàng ở ngôi trường này. Theo thầy Hùng, cây lê vàng rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở 2 xã: Xa Dung và Háng Lìa, vì cây lê vàng ưa lạnh. Ðiều đó có thể nhận thấy rất rõ ràng, bởi qua 6 năm trồng và chăm sóc, những gốc lê vàng ở xã Háng Lìa đã cho thu hoạch với chất lượng quả thơm, ngon, mọng nước mà lại rất dễ trồng.
Nói về việc phát triển cây lê vàng trên địa bàn xã, ông Vàng A Dia, Chủ tịch UBND xã Háng Lìa cho biết: Trường PTDTBT THCS Tân Lập đưa cây lê vào trồng trong khuôn viên nhà trường chỉ sau 2 - 3 năm đã cho thu hoạch quả với năng suất đạt gần 50kg/cây. Nhận thấy hiệu quả bước đầu của giống cây này, năm 2018 xã Háng Lìa đã cử cán bộ vào nhà trường để học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc giống cây này. Ðồng thời, đề nghị Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện hỗ trợ bà con để nhân rộng diện tích trồng cây lê vàng trên địa bàn. Hy vọng với tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai, việc phát triển cây lê vàng sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế của địa phương.
Từ những kết quả khả quan ban đầu, có thể nói cây lê vàng đang là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả mà còn phù hợp với điều kiện, khí hậu địa phương. Vì vậy, hiện nay bà con 2 xã: Xa Dung và Háng Lìa đang tiếp tục mở rộng diện tích để đưa cây lê vàng trở thành một trong những cây trồng chính, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Vì lẽ đó, chính quyền xã đã tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây lê vàng tại các trường học để nhân rộng diện tích, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Dự kiến, trong năm nay, xã Háng Lìa sẽ triển khai trồng 1ha cây lê vàng.
Chủ tịch UBND xã Háng Lìa Vàng A Dia cho biết thêm: Chính quyền xã xác định việc mở rộng diện tích trồng cây lê vàng trong thời gian tới sẽ là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã. Từ đó, giúp người dân có hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của bà con.
Mặc dù bước đầu đã có những tín hiệu khả quan, nhưng cây lê vàng trên địa bàn xã Háng Lìa và Xa Dung vẫn chủ yếu trồng tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Thời gian tới, chúng tôi cũng như chính quyền, người dân địa phương, rất mong cơ quan chức năng sẽ đồng hành cùng với bà con để mở rộng thêm diện tích trồng cây lê vàng theo đúng hướng, góp phần đưa loại cây này ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Tân Lập, xã Háng Lìa chăm sóc cây lê vàng trong khuôn viên trường. |
Chúng tôi đến Trường PTDTBT THCS Xa Dung, xã Xa Dung (huyện Ðiện Biên Ðông) sau khi Trường vừa phát hiện có mạch nước tự nhiên ở gần trường. Thầy giáo Thái Khắc Hùng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Xa Dung chia sẻ: “Trường vừa mới triển khai trồng gần 90 gốc lê vàng trong khuôn viên nên khi phát hiện ra nguồn nước này giáo viên rất phấn khởi. Dù cây lê vàng dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, cách chăm sóc đơn giản, không mất nhiều công sức, ít sâu bệnh nhưng khi mới trồng cần phải tưới nước thường xuyên để cây sống, còn khi cây đã lớn thì không cần phải tưới nhiều. Có nguồn nước này, Trường có thể yên tâm mở rộng diện tích trồng cây lê vàng”.
Ðược biết, thầy giáo Thái Khắc Hùng cũng là người tiên phong trong việc triển khai trồng cây lê vàng ở Trường PTDTBT THCS Tân Lập, xã Háng Lìa. Chính vì nhận thấy hiệu quả của giống cây này nên khi chuyển về làm cán bộ quản lý ở Trường PTDTBT THCS Xa Dung, thầy Hùng lại tiếp tục nhân rộng mô hình trồng lê vàng ở ngôi trường này. Theo thầy Hùng, cây lê vàng rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở 2 xã: Xa Dung và Háng Lìa, vì cây lê vàng ưa lạnh. Ðiều đó có thể nhận thấy rất rõ ràng, bởi qua 6 năm trồng và chăm sóc, những gốc lê vàng ở xã Háng Lìa đã cho thu hoạch với chất lượng quả thơm, ngon, mọng nước mà lại rất dễ trồng.
Nói về việc phát triển cây lê vàng trên địa bàn xã, ông Vàng A Dia, Chủ tịch UBND xã Háng Lìa cho biết: Trường PTDTBT THCS Tân Lập đưa cây lê vào trồng trong khuôn viên nhà trường chỉ sau 2 - 3 năm đã cho thu hoạch quả với năng suất đạt gần 50kg/cây. Nhận thấy hiệu quả bước đầu của giống cây này, năm 2018 xã Háng Lìa đã cử cán bộ vào nhà trường để học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc giống cây này. Ðồng thời, đề nghị Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện hỗ trợ bà con để nhân rộng diện tích trồng cây lê vàng trên địa bàn. Hy vọng với tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai, việc phát triển cây lê vàng sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế của địa phương.
Cây lê vàng là một trong những cây trồng hiệu quả và còn phù hợp với điều kiện, khí hậu địa phương. |
Chủ tịch UBND xã Háng Lìa Vàng A Dia cho biết thêm: Chính quyền xã xác định việc mở rộng diện tích trồng cây lê vàng trong thời gian tới sẽ là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã. Từ đó, giúp người dân có hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của bà con.
Mặc dù bước đầu đã có những tín hiệu khả quan, nhưng cây lê vàng trên địa bàn xã Háng Lìa và Xa Dung vẫn chủ yếu trồng tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Thời gian tới, chúng tôi cũng như chính quyền, người dân địa phương, rất mong cơ quan chức năng sẽ đồng hành cùng với bà con để mở rộng thêm diện tích trồng cây lê vàng theo đúng hướng, góp phần đưa loại cây này ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn.
0 nhận xét: