Sau nhiều năm chờ đợi, măng cụt đã được minh chứng là phù hợp với vùng đất Lộc Hòa (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), và vui hơn khi loại quả đặc sản Nam bộ “made in Lộc Hòa” lúc nào cũng không đủ để bán.
50 gốc măng cụt được ông Huỳnh Thiên trồng tự phát ở vườn từ năm 2004. Trong thời gian ấy, để đảm bảo kinh tế gia đình, tận dụng diện tích giữa các cây, ông đã trồng xen các loại ngắn ngày như lạc, khoai lang, ngô. Lão nông sinh năm 1953 phấn khởi: “Vào năm 2012, đợt hoa đầu tiên hé nở, măng cụt bắt đầu bói quả. Đến nay, toàn bộ vườn măng cụt của tôi đã cho thu hoạch”.
Ba năm đầu là khoảng thời gian vất vả nhất khi trồng măng cụt. Ông Thiên nhớ lại: “Tôi phải dựng khung để che chắn cho từng cây non. Nếu cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời thì sẽ chậm phát triển”. Bình thường, măng cụt được trồng cách hàng từ 6-7m; khi lớn thì tán cây không được giáp nhau, tạo sự thông thoáng để lá quang hợp tốt và hạn chế sự phát triển của rong rêu gây hại.
Măng cụt Lộc Hòa vỏ căng, bóng, màu vàng ngà, khi chín chuyển tím sậm. Thịt quả màu trắng sữa, vị chua ngọt tương hỗ, đậm đà. Trung bình mỗi quả nặng từ 80-100g. Khi quả “điểm son” (phần vỏ trái có vài chấm màu tím) là lúc thích hợp để thu hoạch. Thông thường mỗi kg măng cụt mang về cho gia đình ông Thiên từ 80-100 nghìn đồng. Có vụ khan hiếm măng cụt, giá tăng đến 120 nghìn đồng/kg.
Ông Đào Văn Quy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hòa cho biết: Diện tích măng cụt trên địa bàn xã khoảng 10 sào, đó là chưa kể các vườn trồng rải rác trong khu dân cư. Ngoài ông Thiên, các hộ gia đình như ông Chương, ông Bê… cũng đang “theo đuổi” loại cây này. Trung bình mỗi cây măng cụt cho 20kg quả, mang lại thu nhập xấp xỉ 2 triệu đồng/cây/năm trong nhiều năm liền.
Theo ông Quy, muốn phát triển cây măng cụt, bà con phải có đất đai, thời gian và điều kiện kinh tế. Với nhiều nông hộ, việc bỏ ra mười năm là quá sức. Mong muốn cây măng cụt phát triển tại địa phương, song Hội Nông dân xã Lộc Hòa chỉ có thể vận động những nhà nông đủ tiềm lực.
Không chỉ măng cụt, hiện tại trên địa bàn xã Lộc Hòa còn một loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao khác là sầu riêng. Ưu thế của loại cây này so với măng cụt là thời gian bói quả sớm hơn 3 – 4 năm. Với lợi thế ấy, đến nay diện tích sầu riêng của Lộc Hòa đã là 1 ha, sắp tới con số này sẽ được nhân lên gấp năm lần. Tuy nhiên, cây sầu riêng cũng tiềm ẩn nhược điểm khó khắc phục, đó là dễ gãy đổ. Vì thế lúc mở rộng diện tích, cần chú ý đến điều kiện thời tiết và phổ biến các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.
Cạnh vườn của ông Thiên, một mảnh vườn khác đang xanh ươm những gốc măng cụt và sầu riêng non. Để hạn chế công lao động, hộ nông dân này đã đầu tư hệ thống tưới tự động. Được biết đây là một trong những nông hộ được ông Quy “thúc đẩy”, quyết định bén duyên với măng cụt và sầu riêng. Với địa thế đất gò đồi, màu mỡ, chỉ cần thật sự quyết tâm, măng cụt, sầu riêng Lộc Hòa hứa hẹn sẽ mở ra một hướng nông nghiệp bền vững cho vùng quê này...
Một điều may mắn là với măng cụt Lộc Hòa, cây ra hoa thường từ tháng 8, 9 âm lịch. Ông Thiên nói: “Sau năm tháng thì quả có thể cho thu hoạch. Mùa quả của loại cây này không trùng với vụ chính của măng cụt Nam bộ. Vì thế giá trị nông sản luôn cao hơn và ít bị cạnh tranh”.
Bỏ nhiều công sức, vườn măng cụt của ông Thiên đã cho quả. |
Ba năm đầu là khoảng thời gian vất vả nhất khi trồng măng cụt. Ông Thiên nhớ lại: “Tôi phải dựng khung để che chắn cho từng cây non. Nếu cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời thì sẽ chậm phát triển”. Bình thường, măng cụt được trồng cách hàng từ 6-7m; khi lớn thì tán cây không được giáp nhau, tạo sự thông thoáng để lá quang hợp tốt và hạn chế sự phát triển của rong rêu gây hại.
Măng cụt Lộc Hòa vỏ căng, bóng, màu vàng ngà, khi chín chuyển tím sậm. Thịt quả màu trắng sữa, vị chua ngọt tương hỗ, đậm đà. Trung bình mỗi quả nặng từ 80-100g. Khi quả “điểm son” (phần vỏ trái có vài chấm màu tím) là lúc thích hợp để thu hoạch. Thông thường mỗi kg măng cụt mang về cho gia đình ông Thiên từ 80-100 nghìn đồng. Có vụ khan hiếm măng cụt, giá tăng đến 120 nghìn đồng/kg.
Ông Đào Văn Quy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hòa cho biết: Diện tích măng cụt trên địa bàn xã khoảng 10 sào, đó là chưa kể các vườn trồng rải rác trong khu dân cư. Ngoài ông Thiên, các hộ gia đình như ông Chương, ông Bê… cũng đang “theo đuổi” loại cây này. Trung bình mỗi cây măng cụt cho 20kg quả, mang lại thu nhập xấp xỉ 2 triệu đồng/cây/năm trong nhiều năm liền.
Mùa măng cụt Lộc Hòa này không trùng với vụ chính của măng cụt Nam bộ. |
Không chỉ măng cụt, hiện tại trên địa bàn xã Lộc Hòa còn một loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao khác là sầu riêng. Ưu thế của loại cây này so với măng cụt là thời gian bói quả sớm hơn 3 – 4 năm. Với lợi thế ấy, đến nay diện tích sầu riêng của Lộc Hòa đã là 1 ha, sắp tới con số này sẽ được nhân lên gấp năm lần. Tuy nhiên, cây sầu riêng cũng tiềm ẩn nhược điểm khó khắc phục, đó là dễ gãy đổ. Vì thế lúc mở rộng diện tích, cần chú ý đến điều kiện thời tiết và phổ biến các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.
Cạnh vườn của ông Thiên, một mảnh vườn khác đang xanh ươm những gốc măng cụt và sầu riêng non. Để hạn chế công lao động, hộ nông dân này đã đầu tư hệ thống tưới tự động. Được biết đây là một trong những nông hộ được ông Quy “thúc đẩy”, quyết định bén duyên với măng cụt và sầu riêng. Với địa thế đất gò đồi, màu mỡ, chỉ cần thật sự quyết tâm, măng cụt, sầu riêng Lộc Hòa hứa hẹn sẽ mở ra một hướng nông nghiệp bền vững cho vùng quê này...
Một điều may mắn là với măng cụt Lộc Hòa, cây ra hoa thường từ tháng 8, 9 âm lịch. Ông Thiên nói: “Sau năm tháng thì quả có thể cho thu hoạch. Mùa quả của loại cây này không trùng với vụ chính của măng cụt Nam bộ. Vì thế giá trị nông sản luôn cao hơn và ít bị cạnh tranh”.
0 nhận xét: