Nó được gọi là Apple of Legn hoặc - wood apple (táo gỗ), rất nhiều người khi nghe đến tên loại trái cây này đều nhầm tưởng nó cũng giống như những quả táo thông thường.
Táo gỗ (hay còn gọi là trái quách, trái cám) giờ đã được trồng Chiết Giang và Quảng Tây, Trung Quốc.
Mặc dù loại trái này cũng được gọi là "táo" nhưng nó khác với những loại mà mọi người hay ăn. Tên khoa học của nó là Limonia Acidissima, loại cây này phân bố ở Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka. Ở Việt Nam loài này phổ biến ở Trà Vinh với tên gọi là trái quách hay trái cám.
Táo gỗ là loại cây thân gỗ có thể cao đến 9m, quả của nó có kích thước từ 5 đến 9 cm và được đặc trưng bởi bề ngoài cực kỳ cứng. Có thể là do hình dạng và kích thước tương tự nhau nên người dân ở Ấn Độ gọi đây là táo gỗ.
Ở nước ngoài, khi ăn loại táo gỗ này cần phải có một phương pháp riêng.
Quả của táo gỗ tròn, bề mặt sần sùi, khi chưa chín thì thịt bên trong có màu trắng đục, khi bổ ra có thể thấy bên trong đầy thịt nhưng vị của nó rất đắng. Khi gần chín, thịt của nó sẽ co lại giống như trái cây sấy và có vị chua ngọt thanh. Một số cư dân mạng tò mò, tại sao hương vị của nó không ngon nhưng người dân ở một số nước vẫn ăn nó.
Ở nước ngoài, khi ăn loại táo gỗ này cần phải có một phương pháp riêng. Người ta sử dụng một con dao bén, bổ làm đôi hoặc khoét một cái lỗ, sau đó rắc gia vị như tương ớt hoặc nước sốt đặc biệt vào bên trong, trộn đều, khi ăn chỉ cần cạo phần thịt ăn cùng là được.
Trái quách chín ở miền Tây thường có thể dầm nước đá đường hoặc ngâm rượu.
Táo gỗ có hương vị độc đáo, khi chín nó sẽ có mùi thơm. Bên cạnh đó, người dân Ấn Độ cũng sử dụng táo gỗ để điều trị một số căn bệnh như tiêu chảy, kiết lị và một số bệnh liên quan tới ký sinh trùng. Vỏ của táo gỗ sau khi sấy khô được nấu thành nước, có thể điều trị muỗi đốt và chống ngứa tốt.
0 nhận xét: