Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Xã Quản Bạ phát triển cây Lê nâu đặc sản

Mặc dù không là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, nhưng trong những năm qua, bà con nhân dân xã Quản Bạ đã tự chủ động phát triển diện tích cây Lê nâu đặc sản. 
Trái cây Hà Giang, Đặc sản Hà Giang, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, trái cây ôn đới, mắc cọp xanh, mắc cọp nâu, lê rừng, lê nâu Quản Bạ, lê nâu Hà Giang, trồng lê nâu
Anh Lý Tả Quắn thôn Trúc Sơn, xã Quản Bạ thu hoạch lê nâu.
Đến nay toàn bộ diện tích Lê được trồng trên địa bàn xã Quản Bạ đã cho thu hoạch, bước đầu có thể khẳng định đây là cây trồng đã góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ở Quản Bạ.

Cách đây hơn 10 năm trước, anh Lý Tả Quắn, thôn Trúc Sơn, xã Quản Bạ đã tự ghép và trồng thử một cây Lê trên diện tích đất vườn của gia đình. Sau 5 năm cây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Cho đến thời điểm này, cây đã cho thu hoạch khoảng 6 tạ quả/năm, trừ chi phí cũng lãi được trên 10 triệu đồng. Nhận thấy cây Lê có giá trị không kém những loại cây ăn quả khác lại dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, anh Quắn đang có dự định sẽ phát triển thêm diện tích và để cây Lê sẽ là một trong những cây mang lại nguồn thu chính cho gia đình anh.

Được mệnh danh là người đã phát triển giống Lê đặc sản của Quản Bạ, ông Chu Minh Phát, thôn Nà Khoang, xã Quản Bạ cho biết gia đình nhà ông đã trồng cây Lê này vào khoảng những năm 70. Sau khi cây Lê phát triển tốt, ông đã chia sẻ giống cho bà con nhân dân trong xóm cùng trồng, đến nay hầu hết mỗi hộ dân trong thôn có ít nhất một cây Lê. Năm nay thời tiết khá thuận lợi cho cây phát triển tự nhiên, vườn lê của gia đình ông cây nào cũng sai quả. Gia đình ông có diện tích trồng Lê lớn nhất ở thôn Nà Khoang với 20 cây, trong đó có 15 cây đang cho thu hoạch. Với giá thị trường từ 25 đèn 35 nghìn đồng trên một kilogam, mỗi vụ Lê cũng giúp cho gia đình ông có thêm thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng. Nếu những năm trước sản phẩm Lê của gia đình chỉ bán ở các chợ phiên ở Quản Bạ thì năm nay thị trường tiêu thụ sản phẩm Lê đã mở sang thành phố Hà Giang và các huyện, các tỉnh lân cận. 
Trái cây Hà Giang, Đặc sản Hà Giang, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, trái cây ôn đới, mắc cọp xanh, mắc cọp nâu, lê rừng, lê nâu Quản Bạ, lê nâu Hà Giang, trồng lê nâu
Cây lê nâu hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết và thổ nhưỡng đất đai ở xã Quản Bạ.
Cây Lê được đưa vào trồng tại xã Quản Bạ cách đây khoảng 40-50 năm trước, ban đầu chỉ manh mún một đến hai hộ trồng, nhưng đến nay diện tích Lê đã tăng lên gần 6 ha tập trung ở các thôn Nà Khoang, Nà Vìn, Nặm Đăm, Trúc Sơn. Qua đánh giá thực tế có thể khẳng định cây lê hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết và thổ nhưỡng đất đai ở xã Quản Bạ. Lê ở Quản Bạ có vị hơi chua chua, chát chát, khi ăn xong lại có vị ngọt mát, quả nhiều nước và có nhiều chất xơ. Đặc biệt cây Lê không phải dùng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, mà tất cả đều phát triển tự nhiên. Nên chất lượng quả sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào không chỉ cung cấp năng lượng, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể mà còn rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo UBND xã Quản Bạ cho biết, với diện tích Lê hiện nay mỗi năm có thể cho thu hoạch trên 20 tấn quả, sản lượng này sẽ tăng trong những năm tiếp theo vì hiện nay bà con đang tự đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên để sản phẩm Lê ở xã Quản Bạ ngày một phát triển, trong thời gian tới xã Quản Bạ sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện nghiên cứu làm tốt kỹ thuật trong các khâu chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm Lê thông qua các kênh thông tin đại chúng để sản phẩm Lê của địa phương ngày càng được nhiều người biết đến. Phấn đấu đưa cây Lê trở thành một trong những cây trồng chủ lực góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: