Những năm gần đây, trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) diện tích cây bơ tăng nhanh và hiện có trên 241 ha. Cây bơ chủ yếu được người dân trồng tại các xã Quảng Thành, Đắk Nia, Đắk R’moan theo hình thức xen trong vườn cà phê, tiêu...
Gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ở thôn Tân Phương, xã Đắk R’moan có hơn 300 cây bơ trồng xen trong vườn cà phê và đã cho thu hoạch vài năm nay.
Anh Hùng chia sẻ: “Gia đình hiện có hơn 4 ha cà phê và đều được trồng xen bơ, giúp tăng thu nhập trên một diện tích. Mỗi năm, ngoài trên 10 tấn cà phê nhân, gia đình còn thu thêm khoảng 2 tấn bơ. Đến mùa, thương lái vào vườn thu mua với giá khoảng 20.000 đồng/kg. Trước đây, gia đình trồng giống bơ địa phương, nhưng những năm gần đây đã chọn trồng các loại như 034, Booth, Hass, nên năng suất, chất lượng và giá bán cũng cao hơn nhiều”.
Bên cạnh việc trồng xen, hiện nay nông dân thị xã đã chú trọng trồng tập trung và hiện có 64 ha. Trên địa bàn xã Đắk R’moan có nhiều hộ dân trồng tập trung và chọn những giống bơ chất lượng cao. Điển hình, gia đình anh Lê Văn Hưng ở thôn Tân Phú có 3 ha bơ trồng tập trung gồm các giống Cuba, Booth đã cho thu hoạch từ 5-8 năm, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Ở thôn Tân Lợi, gia đình anh Nông Ngọc Ninh trồng 2 ha bơ Booth; gia đình anh Hồ Xuân Phương trồng 2 ha bơ Booth và 034 đều đã cho thu hoạch từ 10-12 năm. Hiện nay, năng suất bơ đạt khoảng 1 tấn/ha và dự kiến những năm tiếp theo sẽ đạt tầm 1,5-2 tấn/ha. Giá cả thị trường hiện nay thương lái thu mua từ 20.000-40.000 đồng/kg tùy loại, một số giống bơ chất lượng cao thì giá cao hơn nhiều. Theo các hộ dân, việc trồng bơ tập trung dễ dàng cho khâu chăm sóc, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ thực tế hiệu quả kinh tế, thị xã đang khuyến khích người dân chọn trồng các giống bơ có chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Hiện nay, UBND thị xã cũng đã khảo sát việc phát triển diện tích bơ trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững.
Thời gian tới, thị xã sẽ tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và sơ chế, chế biến sản phẩm bơ cho người dân trên địa bàn. Cùng với chú trọng phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, thị xã cũng kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ bơ nhằm ổn định đầu ra cho nông dân, nâng cao giá trị.
Bên cạnh đó, UBND thị xã cũng đề nghị, tỉnh cần tiến hành quy hoạch vùng sản xuất bơ tại những vùng đất phù hợp và làm tốt công tác tuyển chọn các giống bơ phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên của địa phương và trình độ canh tác của nông dân.
Việc hỗ trợ nông dân trồng bơ theo quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất bơ theo tiêu chuẩn an toàn như VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế cũng cần được chú trọng. Công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu về trái bơ của địa phương thông qua các hội chợ, hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư cần được đẩy mạnh.
Anh Nguyễn Thanh Hùng ở thôn Tân Phương trồng xen 300 cây bơ trong vườn cà phê. |
Anh Hùng chia sẻ: “Gia đình hiện có hơn 4 ha cà phê và đều được trồng xen bơ, giúp tăng thu nhập trên một diện tích. Mỗi năm, ngoài trên 10 tấn cà phê nhân, gia đình còn thu thêm khoảng 2 tấn bơ. Đến mùa, thương lái vào vườn thu mua với giá khoảng 20.000 đồng/kg. Trước đây, gia đình trồng giống bơ địa phương, nhưng những năm gần đây đã chọn trồng các loại như 034, Booth, Hass, nên năng suất, chất lượng và giá bán cũng cao hơn nhiều”.
Bên cạnh việc trồng xen, hiện nay nông dân thị xã đã chú trọng trồng tập trung và hiện có 64 ha. Trên địa bàn xã Đắk R’moan có nhiều hộ dân trồng tập trung và chọn những giống bơ chất lượng cao. Điển hình, gia đình anh Lê Văn Hưng ở thôn Tân Phú có 3 ha bơ trồng tập trung gồm các giống Cuba, Booth đã cho thu hoạch từ 5-8 năm, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Anh Lê Văn Hưng ở thôn Tân Phú, xã Đắk R'moan có 3 ha bơ trồng tập trung. |
Từ thực tế hiệu quả kinh tế, thị xã đang khuyến khích người dân chọn trồng các giống bơ có chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Hiện nay, UBND thị xã cũng đã khảo sát việc phát triển diện tích bơ trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững.
Thời gian tới, thị xã sẽ tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và sơ chế, chế biến sản phẩm bơ cho người dân trên địa bàn. Cùng với chú trọng phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, thị xã cũng kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ bơ nhằm ổn định đầu ra cho nông dân, nâng cao giá trị.
Một số hộ dân ở thị xã Gia Nghĩa đã chọn các giống bơ chất lượng cao và trồng tập trung. |
Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa cho biết: Diện tích bơ tăng nhanh là do những năm gần đây giá bơ tăng cao, nhiều hộ dân đã chuyển đổi những diện tích cà phê, tiêu, điều, cao su già cỗi sang trồng bơ. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của một số mô hình trồng bơ trên địa bàn, nhìn chung cho thấy, cây bơ thích hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của người dân. Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm bơ chủ yếu thông qua các thương lái trên địa bàn. Do giá bơ hiện nay tăng cao và thị trường đang có nhu cầu lớn nên việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân thuận lợi.
Bên cạnh đó, UBND thị xã cũng đề nghị, tỉnh cần tiến hành quy hoạch vùng sản xuất bơ tại những vùng đất phù hợp và làm tốt công tác tuyển chọn các giống bơ phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên của địa phương và trình độ canh tác của nông dân.
Việc hỗ trợ nông dân trồng bơ theo quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất bơ theo tiêu chuẩn an toàn như VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế cũng cần được chú trọng. Công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu về trái bơ của địa phương thông qua các hội chợ, hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư cần được đẩy mạnh.
0 nhận xét: