Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Bắc Giang: Thoát nghèo nhờ trồng cây vú sữa

Được du nhập vào trồng tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cách đây khoảng 30 năm, cây vú sữa hợp đất, hợp nước ngày càng phát triển, cho chất lượng quả thơm ngon, giúp nhiều gia đình ở Tân Yên thoát nghèo, thu nhập cao. Từ hiệu quả của cây trồng này, nhiều hộ dân và chính quyền huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, nhằm phát triển thương hiệu vú sữa Tân Yên.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, vú sữa Hợp Đức, vú sữa Việt Ngọc, vú sữa Cao Xá, vú sữa Liên Chung, vú sữa Đại Hóa, vú sữa Ngọc Vân, vú sữa Việt Lập, vú sữa Tân Yên, vú sữa Bắc Giang, vú sữa miền Bắc, trồng vú sữa
Ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên, Bắc Giang) thu hoạch vú sữa. 
Về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những ngày này, người dân đang tất bật thu hoạch vú sữa cho kịp thời vụ. Là người đầu tiên đưa cây vú sữa về trồng, gia đình ông Nguyễn Văn Cường, ở thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, đã mở rộng diện tích lên hơn 2 ha vú sữa, sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm. Với giá bán trung bình từ 25-35 nghìn đồng/kg, ước tính vụ này gia đình ông thu về khoảng 300 triệu đồng.

Nhanh tay xếp những quả vú sữa vào thùng để chờ thương lái đến lấy, ông Cường cho biết: Cây vú sữa năm nào cũng cho quả, không năm nào bị mất mùa, thương lái thường vào tận vườn thu mua. Năm nay, nhiều thương lái còn đặt cọc trước vì sợ không có hàng. Trung bình 1 ha vú sữa trồng 200 cây, năm thứ 8-10 thu từ 60 - 80 kg quả/cây, thu nhập đạt 200 - 300 triệu đồng/ha, cao hơn 2 - 3 lần trồng vải thiều.

Từ mô hình nhà ông Cường, thấy cây vú sữa đem lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức và cả các xã lân cận đã đến nhà ông Cường mua cây giống về trồng. Đến nay, diện tích trồng vú sữa tại xã Hợp Đức đã lên tới gần 30 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Cửa Sông (khoảng 20 ha), còn lại ở các thôn như: Lò Nồi, Hòa An, Lục Liễu trên, Lục Liễu dưới.

Nhằm khai thác tiềm năng của loại cây này, chính quyền cấp xã, huyện Tân Yên tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng; xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung; khuyến cáo người dân không nóng vội mở rộng ồ ạt, không trồng vú sữa xuống chân ruộng trũng chuyên cấy lúa, ảnh hưởng tới chất lượng quả. Năm 2012, UBND huyện Tân Yên xây dựng dự án phát triển vùng sản xuất cây vú sữa nhằm hỗ trợ nông dân, tạo vùng chuyên canh lớn. Theo đó, mỗi cây giống được hỗ trợ 50 nghìn đồng.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, vú sữa Hợp Đức, vú sữa Việt Ngọc, vú sữa Cao Xá, vú sữa Liên Chung, vú sữa Đại Hóa, vú sữa Ngọc Vân, vú sữa Việt Lập, vú sữa Tân Yên, vú sữa Bắc Giang, vú sữa miền Bắc, trồng vú sữa
Thu hoạch vú sữa tại gia đình ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên, Bắc Giang).
Để thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tháng 8/2016, Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức được thành lập. Hợp tác xã có khoảng 40 thành viên tham gia, là địa chỉ tin cậy cho bà con trồng vú sữa trong xã giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để từng bước xây dựng vú sữa Hợp Đức thành thương hiệu lâu dài, có đầu ra ổn định.

Bên cạnh đó, huyện Tân Yên phối hợp với Viện Rau quả Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện dự án tuyển chọn giống cây đầu dòng và xây dựng vùng trồng vú sữa chuyên canh. Hiện nay, dự án đã triển khai trồng 2 ha theo kỹ thuật mới được tuyển chọn từ cây đầu dòng tại thôn Cửa Sông; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người ở xã Hợp Đức và một số xã khác. Theo tính toán, giống vú sữa cũ trồng sau 8 năm mới cho thu hoạch nhưng với việc tuyển chọn cây đầu dòng và trồng theo kỹ thuật mới chỉ mất 3 năm.

Dự kiến, năng suất vú sữa sẽ tăng từ 15 - 20% so với đại trà, mẫu mã và chất lượng quả được cải thiện. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức - một trong những hộ tham gia dự án chia sẻ: Năm nay chưa được thu hoạch quả nhưng qua quá trình trồng, chăm sóc, chúng tôi rất phấn khởi vì cây được cấy ghép sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, quả đều, tỷ lệ bị rám ít.

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vú sữa Tân Yên” cho Hợp tác xã Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), tạo thuận lợi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, vú sữa Hợp Đức, vú sữa Việt Ngọc, vú sữa Cao Xá, vú sữa Liên Chung, vú sữa Đại Hóa, vú sữa Ngọc Vân, vú sữa Việt Lập, vú sữa Tân Yên, vú sữa Bắc Giang, vú sữa miền Bắc, trồng vú sữa
Thu hoạch vú sữa tại gia đình ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên, Bắc Giang).
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây vú sữa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng cơ chế tiếp tục hỗ trợ cây giống, hướng dẫn bà con kỹ thuật sản xuất; tham mưu xây dựng đề án nhân rộng diện tích trồng vú sữa từ những giống cây đầu dòng đã được tuyển chọn. Dự kiến đến năm 2020, diện tích trồng cây vú sữa của huyện Tân Yên đạt khoảng 100 ha, tăng 80 ha so với hiện tại.

Đến nay, toàn bộ diện tích sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VietGap của Hợp tác xã Sản xuất, tiêu thụ vú sữa Hợp Đức đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc khi đưa ra thị trường tiêu thụ, trong đó kinh phí gắn tem và túi đựng sản phẩm vú sữa được huyện Tân Yên hỗ trợ hoàn toàn.

Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên cho biết: Cùng với việc mở rộng diện tích vú sữa theo hướng phù hợp, huyện đẩy mạnh khuyến khích và hỗ trợ người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh phát triển thương hiệu vú sữa Tân Yên, hướng tới xuất khẩu.

Vú sữa Tân Yên được gắn tem truy xuất nguồn gốc.




Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: