Trước tình trạng thời tiết cực đoan, nắng hạn kéo dài, trữ lượng nước của các hồ chứa đạt thấp gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, huyện Ea Kar đã tập trung chuyển đổi cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Huyện Ea Kar có 68 công trình thủy lợi, gồm 55 hồ chứa và 13 trạm bơm. Theo năng lực thiết kế của các công trình, trường hợp không bị khô hạn, nguồn nước bảo đảm trữ lượng thì sẽ phục vụ tưới cho trên 7.912 ha cây trồng các loại. Trong khi đó, trên địa bàn huyện có đến 69.631 ha cây trồng (gồm 18.700 ha cây công nghiệp lâu năm, 51.000 ha cây lúa nước, hoa màu hằng năm) có nhu cầu nước tưới.
Chính vì vậy, nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu cho cây trồng đều trông chờ vào 2 con sông Krông Pắc, Krông H’năng và các khe suối, hợp thủy, nước ngầm. Tuy nhiên, những năm gần đây, do lượng mưa ít hơn, hầu hết các hồ không đạt dung tích thiết kế; mực nước ở các sông, suối đều thấp; mực nước ngầm ngày càng sụt giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trước thực tế đó, huyện Ea Kar đã xây dựng phương án và quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Hồ Tấn Cư, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện cho biết, riêng vụ đông xuân 2018-2019, huyện đã cắt giảm 2.400 ha diện tích cây lúa nước, tập trung ở các xã Cư Ni, Ea Ô, Cư Bông, Cư Yang, Ea Păl, Cư Prông, trong đó chuyển đổi 479 ha sang trồng ngô, khoai lang, rau, đậu đỗ các loại và không tổ chức sản xuất 1.921 ha do không bảo đảm nguồn nước tưới.
Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích người nông dân chuyển đổi những diện tích đất xám pha cát (khoảng 49.000 ha) không thích hợp để phát triển đại trà các loại cây như tiêu, cà phê, sầu riêng, bơ... sang trồng các loại cây ăn quả khác là: cam, quýt, bưởi, vải, nhãn, mãng cầu...
Trên cơ sở chỉ đạo của huyện, các địa phương đã tích cực triển khai phù hợp với tình hình thực tế. Đơn cử như xã Ea Sar có trên 5.000 ha đất sản xuất, nhưng công trình thủy lợi chỉ bảo đảm tưới tiêu cho khoảng 100 ha cây trồng nên chính quyền địa phương đã định hướng cho nhân dân chuyển đổi cây trồng phù hợp.
Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sar Văn Đình Thìn cho hay: Nhằm tránh rủi ro cho nông dân khi tự mày mò, sản xuất tự phát, chạy theo thị trường, chính quyền địa phương đã mạnh dạn đầu tư kinh phí, hỗ trợ xây dựng 12 mô hình trồng vải để đánh giá hiệu quả, sau đó tuyên truyền, nhân rộng. Những vùng đất đồi, bạc màu, xã khuyến khích người dân trồng cây keo, điều cao sản; duy trì diện tích lúa nước ở những nơi chủ động được nguồn nước; chuyển đổi những diện tích điều, cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả…
Nhờ chủ động chuyển đổi cây trồng, đến nay, xã Ea Sar đã có trên 437 ha cây ăn quả các loại, trên 3.000 ha cây hoa màu, trong đó nhiều cây trồng mới, hiệu quả đã được đưa vào sản xuất như: nghệ, khoai tím, gừng, vải, nhãn, vú sữa, mít thái, bơ boot, chanh dây… Đơn cử như hộ ông Lê Văn Minh ở thôn 8, trước đây gia đình có 2,7 ha trồng tiêu, cà phê không hiệu quả. Năm 2014, gia đình ông đã chặt bỏ dần diện tích cây trồng cũ chuyển sang trồng 170 cây vải giống U hồng. Vụ vải năm 2018 đã cho thu hoạch được 9 tấn với giá bán 40.000 đồng/kg.
Nhận thấy trồng vải lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng tiêu, cà phê, gia đình ông đã chuyển đổi thêm 1,5 ha đất sang trồng vải và đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt khá bài bản. Ông Minh chia sẻ: “Chi phí đầu tư trồng 1 ha vải chỉ hết khoảng 15 triệu đồng tiền giống, chăm sóc cũng nhàn hơn trồng tiêu, cà phê mà giá bán cao, thương lái thu mua tận vườn nên hy vọng cây vải sẽ giúp gia đình vươn lên làm giàu”.
Hay tại xã Cư Elang, phần lớn diện tích sản xuất là đất bạc màu, pha cát nên không thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Những năm gần đây, chính quyền xã đã khuyến khích các nông hộ mạnh dạn chuyển sang trồng cam, quýt, bưởi… Hiện toàn xã đã có khoảng 300 ha cây ăn quả, trong đó có 150 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Việc phát triển cây ăn quả đã đem lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ và trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.
Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar, đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 2.248 ha cây ăn quả, trong đó có 1.446 ha kinh doanh; gần 500 ha lúa nước bấp bênh về nguồn nước đã chuyển sang trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng phó phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu nên đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có diện tích cây trồng nào bị thiếu nước.
Nông dân xã Ea Sar (huyện Ea Kar) chuyển đổi từ cây cà phê sang trồng vải mang lại nguồn thu nhập ổn định. |
Lựa chọn cây trồng phù hợp
Huyện Ea Kar có 68 công trình thủy lợi, gồm 55 hồ chứa và 13 trạm bơm. Theo năng lực thiết kế của các công trình, trường hợp không bị khô hạn, nguồn nước bảo đảm trữ lượng thì sẽ phục vụ tưới cho trên 7.912 ha cây trồng các loại. Trong khi đó, trên địa bàn huyện có đến 69.631 ha cây trồng (gồm 18.700 ha cây công nghiệp lâu năm, 51.000 ha cây lúa nước, hoa màu hằng năm) có nhu cầu nước tưới.
Chính vì vậy, nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu cho cây trồng đều trông chờ vào 2 con sông Krông Pắc, Krông H’năng và các khe suối, hợp thủy, nước ngầm. Tuy nhiên, những năm gần đây, do lượng mưa ít hơn, hầu hết các hồ không đạt dung tích thiết kế; mực nước ở các sông, suối đều thấp; mực nước ngầm ngày càng sụt giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trước thực tế đó, huyện Ea Kar đã xây dựng phương án và quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Hồ Tấn Cư, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện cho biết, riêng vụ đông xuân 2018-2019, huyện đã cắt giảm 2.400 ha diện tích cây lúa nước, tập trung ở các xã Cư Ni, Ea Ô, Cư Bông, Cư Yang, Ea Păl, Cư Prông, trong đó chuyển đổi 479 ha sang trồng ngô, khoai lang, rau, đậu đỗ các loại và không tổ chức sản xuất 1.921 ha do không bảo đảm nguồn nước tưới.
Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích người nông dân chuyển đổi những diện tích đất xám pha cát (khoảng 49.000 ha) không thích hợp để phát triển đại trà các loại cây như tiêu, cà phê, sầu riêng, bơ... sang trồng các loại cây ăn quả khác là: cam, quýt, bưởi, vải, nhãn, mãng cầu...
Nông dân xã Ea Týh (huyện Ea Kar) phát triển mạnh cây vải đem lại giá trị kinh tế cao. |
Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sar Văn Đình Thìn cho hay: Nhằm tránh rủi ro cho nông dân khi tự mày mò, sản xuất tự phát, chạy theo thị trường, chính quyền địa phương đã mạnh dạn đầu tư kinh phí, hỗ trợ xây dựng 12 mô hình trồng vải để đánh giá hiệu quả, sau đó tuyên truyền, nhân rộng. Những vùng đất đồi, bạc màu, xã khuyến khích người dân trồng cây keo, điều cao sản; duy trì diện tích lúa nước ở những nơi chủ động được nguồn nước; chuyển đổi những diện tích điều, cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả…
Hiệu quả bước đầu
Nhờ chủ động chuyển đổi cây trồng, đến nay, xã Ea Sar đã có trên 437 ha cây ăn quả các loại, trên 3.000 ha cây hoa màu, trong đó nhiều cây trồng mới, hiệu quả đã được đưa vào sản xuất như: nghệ, khoai tím, gừng, vải, nhãn, vú sữa, mít thái, bơ boot, chanh dây… Đơn cử như hộ ông Lê Văn Minh ở thôn 8, trước đây gia đình có 2,7 ha trồng tiêu, cà phê không hiệu quả. Năm 2014, gia đình ông đã chặt bỏ dần diện tích cây trồng cũ chuyển sang trồng 170 cây vải giống U hồng. Vụ vải năm 2018 đã cho thu hoạch được 9 tấn với giá bán 40.000 đồng/kg.
Nhận thấy trồng vải lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng tiêu, cà phê, gia đình ông đã chuyển đổi thêm 1,5 ha đất sang trồng vải và đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt khá bài bản. Ông Minh chia sẻ: “Chi phí đầu tư trồng 1 ha vải chỉ hết khoảng 15 triệu đồng tiền giống, chăm sóc cũng nhàn hơn trồng tiêu, cà phê mà giá bán cao, thương lái thu mua tận vườn nên hy vọng cây vải sẽ giúp gia đình vươn lên làm giàu”.
Cây vải đã bắt đầu khẳng định được thế mạnh của mình trên mảnh đất Dak Lak. |
Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar, đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 2.248 ha cây ăn quả, trong đó có 1.446 ha kinh doanh; gần 500 ha lúa nước bấp bênh về nguồn nước đã chuyển sang trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng phó phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu nên đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có diện tích cây trồng nào bị thiếu nước.
0 nhận xét: