Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Đầu ra cho sơn tra ở vùng cao Thuận Châu

Những ngày này, các xã vùng cao huyện Thuận Châu đang vào mùa thu hoạch quả sơn tra. Theo phản ánh của người dân, năm nay sơn tra được mùa, sản lượng cao hơn nhưng giá bán lại thấp hơn so với mọi năm.
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Co Mạ, sơn tra Long Hẹ, sơn tra Pá Lông, sơn tra Co Tòng, sơn tra É Tòng, sơn tra Thuận Châu, sơn tra Sơn La, sơn tra Tây Bắc, trồng sơn tra
Nông dân xã Long Hẹ (Thuận Châu) thu hái quả sơn tra.
Chúng tôi đến xã Long Hẹ, một trong những xã có diện tích cây sơn tra lớn của huyện với 662 ha, trong đó có 180 ha đã cho thu hoạch. Anh Thào Chờ Và, bản Co Nhừ, chia sẻ: Gia đình tôi trồng 8 ha cây sơn tra, 5 ha đã cho thu hoạch, năm nay, cây sơn tra cho nhiều quả, gia đình tôi ai nấy đều phấn khởi vì được mùa, nhưng sơn tra được mùa lại mất giá, hiện các thương lái đến thu mua tại vườn giá chỉ từ 2 nghìn đến 4 nghìn đồng/kg; vụ năm 2017, giá từ 7 nghìn đến 10 nghìn đồng/kg. Dù giá cả thấp, nhưng gia đình vẫn phải tranh thủ thu hái, vì mùa này trời mưa nhiều, quả sơn tra rụng sớm.

Cũng như gia đình anh Và, gia đình anh Sùng Khua Dếnh ở bản Hua Ty A, xã Chiềng Bôm trồng 4 ha sơn tra từ năm 2011, đã cho thu hoạch được 2 năm nay; vì nhà ở gần tỉnh lộ 108, giao thông đi lại thuận lợi nên anh thường mang quả sơn tra ra ven đường để bán, nhưng giá cả cũng chỉ được từ 2 nghìn đến 6 nghìn/kg. Từ đầu mùa đến nay, gia đình anh Dếnh đã bán được 2 tấn quả, nhưng chỉ thu được hơn 6 triệu đồng. Anh Dếnh cho biết: Mong muốn lớn nhất của người dân là có đầu ra ổn định. Bởi hiện nay, người dân vẫn cứ trồng, nhưng không biết bán cho ai, phần lớn phụ thuộc vào thương lái nên thường bị ép giá. Vì vậy việc tìm đầu ra cho quả sơn tra là vô cùng quan trọng, giúp người dân yên tâm duy trì, chăm sóc và mở rộng diện tích cây sơn tra trong thời gian tới.
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Co Mạ, sơn tra Long Hẹ, sơn tra Pá Lông, sơn tra Co Tòng, sơn tra É Tòng, sơn tra Thuận Châu, sơn tra Sơn La, sơn tra Tây Bắc, trồng sơn tra
Đầu ra ổn định cho quả sơn tra là mong ước của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao.
Theo tìm hiểu, thời điểm này, đang có nhiều thương lái trong và ngoài huyện đến thu mua quả sơn tra. Khi được hỏi vì sao giá quả sơn tra năm nay xuống thấp, chị Lường Thị Ban, một thương lái ở thị trấn Thuận Châu cho biết: Sơn tra năm nay được mùa, tuy nhiên chắc do mưa nhiều, nên mẫu mã xấu, quả không đều nhau, thường bị nứt nẻ, nên giá thấp hơn mọi năm.

Được biết, hiện nay huyện Thuận Châu có hơn 4.178 ha, trong đó, diện tích đã cho thu hoạch là gần 500 ha, sản lượng ước đạt gần 2.000 tấn (năng suất trung bình đạt 4 tấn/ha); diện tích trồng mới và đang chăm sóc hơn 3.678 ha. Cây sơn tra là cây lâu năm, dễ trồng, dễ chăm sóc, giữ đất, che phủ rừng rất tốt; đặc biệt mấy năm gần đây, cây sơn tra không chỉ giúp chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường, mà còn là cây giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở các xã kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo quy hoạch được phê duyệt, phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích cây sơn tra huyện Thuận Châu là 6.178 ha, được trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, như: Co Mạ, Long Hẹ, Pá Lông, Co Tòng và É Tòng...
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Co Mạ, sơn tra Long Hẹ, sơn tra Pá Lông, sơn tra Co Tòng, sơn tra É Tòng, sơn tra Thuận Châu, sơn tra Sơn La, sơn tra Tây Bắc, trồng sơn tra
Xã viên HTX bản Nặm Búa, xã Long Hẹ (Thuận Châu) chăm sóc rừng cây sơn tra.
Ông Trần Hữu Hùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Việc tìm đầu ra cho quả sơn tra đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi chưa có công ty hay doanh nghiệp nào đứng ra thu mua bao tiêu sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, Phòng đang tích cực tham mưu cho UBND huyện đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm quả sơn tra trong và ngoài tỉnh; mời gọi tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở chế biến, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giúp người dân yên tâm chăm sóc, bảo vệ và mở rộng diện tích cây sơn tra.

Để sớm tìm được đầu ra ổn định cho quả sơn tra ở Thuận Châu, rất mong các cấp, các ngành cùng huyện Thuận Châu tích cực tìm giải pháp thu hút đầu tư, liên kết sản xuất, xây dựng các cơ sở chế biến, bao tiêu sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: