Khác với vụ trước, năm nay, thời tiết thuận lợi, nhãn được mùa. Hiện một số chủ vườn trên địa bàn tỉnh, trong đó có xã Thái Bình (Yên Sơn) đã bắt đầu thu hoạch, tiêu thụ khá thuận lợi nhưng giá bán thì thấp hơn so với năm trước.
Đây là sản phẩm được xã lựa chọn thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Vì vậy, xã đang xây dựng chuỗi liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Trên địa bàn huyện Yên Sơn hiện có khoảng hơn 400 ha nhãn, trong đó riêng xã Thái Bình có gần 100 ha. Trong những năm gần đây, thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, chính quyền địa phương và người dân đã triển khai dự án cải tạo vườn nhãn bằng giống chất lượng cao. Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với xã tuyển chọn được 5 cây đầu dòng để nhân giống; tuyên truyền cho các hộ dân sử dụng 2 phương pháp cắt ghép và trồng mới để cải tạo vườn nhãn. Đến nay, xã đã tổ chức trồng mới 20 ha tại 9 thôn; cắt ghép cải tạo trên 500 cây có độ tuổi từ 10 - 15 năm, bước đầu đã có hiệu quả. Theo ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình, năm nay do hiệu quả từ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thời tiết thuận lợi nên năng suất nhãn tại xã khá cao. Mặc dù chưa tính toán được con số cụ thể, nhưng ước tính năng suất cao gấp đôi so với năm trước.
Thời gian này, xã Thái Bình đang vào mùa thu hoạch nhãn, những chùm nhãn lúc lỉu kéo cành trĩu xuống. Nhãn Thái Bình có ưu điểm là quả tròn, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm. Chị Phạm Thị Hương, thôn Bình Ca, một trong những hộ trồng nhãn đã hơn chục năm nay không giấu được niềm vui, khi vườn nhãn hơn 20 gốc cho quả trĩu cành. Chị Hương cho biết, nhờ đường giao thông thuận lợi, nên ngoài lượng nhãn bán buôn cho các tiểu thương, gia đình chị cũng bày bán ngay trước cửa nhà. Giá bán trung bình là 20 nghìn đồng/kg, rẻ hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với năm trước. Bà Nguyễn Thị Hoa, cùng thôn Bình Ca có 20 gốc nhãn cũng đang lo giá bán thời điểm chính vụ sẽ giảm, do năng suất cao, quả sai hơn nhưng lại nhỏ hơn, không đồng đều như năm trước.
Giá bán rẻ do được mùa cũng đang là lo ngại của UBND xã Thái Bình. Ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, đây mới là thời điểm đầu vụ giá bán đã thấp hơn 1/3 so với năm trước, thì sợ rằng đến thời điểm chính vụ, giá bán sẽ còn thấp hơn nữa.
Từ trước vụ thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khảo sát, đánh giá tìm đầu ra cho sản phẩm nhãn tại Thái Bình. Sau khi đi khảo sát tại một số gia đình trồng nhãn, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp và một số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn đánh giá cao chất lượng quả nhãn của xã Thái Bình, đặc biệt sản phẩm này không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, xã Thái Bình cũng đã hoàn tất các thủ tục xây dựng nhãn hiệu “Nhãn Bình Ca”.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trần Văn Lợi, qua khảo sát, để sản phẩm có thể trở thành hàng hóa xuất bán và tiêu thụ được ở các siêu thị lớn trong nước, nhãn Thái Bình phải đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, bảo quản để nhãn có mẫu mã đẹp, quả to, đều hơn; xây dựng vùng sản xuất VietGAP, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm… Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, ngành chức năng địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá mạnh mẽ sản phẩm nông sản tới người tiêu dùng.
Hiện UBND xã Thái Bình đang phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị điều kiện mở một gian hàng giới thiệu sản phẩm nhãn Thái Bình tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tại Hà Nội, đồng thời thực hiện quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã. Đối với những sản phẩm nhỏ, mẫu mã không đồng đều, xã vận động các hộ dân có điều kiện xây dựng lò sấy, chế biến sản phẩm long nhãn để tăng thêm thu nhập cho bà con.
Khó khăn của việc tiêu thụ sản phẩm nhãn Thái Bình nói riêng và nhiều nông sản khác của tỉnh nói chung là chủ yếu vẫn do người dân tự tìm đầu ra, chưa có đầu mối liên kết bao tiêu ổn định. Để vùng nhãn phát triển ổn định, về lâu dài việc chủ động kết nối giữa hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, phân phối; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, tập trung hướng dẫn bà con chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP đã được các địa phương chủ động thực hiện, tránh tình trạng “được mùa mất giá” như nhiều năm gần đây.
Anh Vũ Văn Lượng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Bình kiểm tra chất lượng nhãn chiết, ghép. |
Trên địa bàn huyện Yên Sơn hiện có khoảng hơn 400 ha nhãn, trong đó riêng xã Thái Bình có gần 100 ha. Trong những năm gần đây, thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, chính quyền địa phương và người dân đã triển khai dự án cải tạo vườn nhãn bằng giống chất lượng cao. Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với xã tuyển chọn được 5 cây đầu dòng để nhân giống; tuyên truyền cho các hộ dân sử dụng 2 phương pháp cắt ghép và trồng mới để cải tạo vườn nhãn. Đến nay, xã đã tổ chức trồng mới 20 ha tại 9 thôn; cắt ghép cải tạo trên 500 cây có độ tuổi từ 10 - 15 năm, bước đầu đã có hiệu quả. Theo ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình, năm nay do hiệu quả từ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thời tiết thuận lợi nên năng suất nhãn tại xã khá cao. Mặc dù chưa tính toán được con số cụ thể, nhưng ước tính năng suất cao gấp đôi so với năm trước.
Thời gian này, xã Thái Bình đang vào mùa thu hoạch nhãn, những chùm nhãn lúc lỉu kéo cành trĩu xuống. Nhãn Thái Bình có ưu điểm là quả tròn, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm. Chị Phạm Thị Hương, thôn Bình Ca, một trong những hộ trồng nhãn đã hơn chục năm nay không giấu được niềm vui, khi vườn nhãn hơn 20 gốc cho quả trĩu cành. Chị Hương cho biết, nhờ đường giao thông thuận lợi, nên ngoài lượng nhãn bán buôn cho các tiểu thương, gia đình chị cũng bày bán ngay trước cửa nhà. Giá bán trung bình là 20 nghìn đồng/kg, rẻ hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với năm trước. Bà Nguyễn Thị Hoa, cùng thôn Bình Ca có 20 gốc nhãn cũng đang lo giá bán thời điểm chính vụ sẽ giảm, do năng suất cao, quả sai hơn nhưng lại nhỏ hơn, không đồng đều như năm trước.
Khách hàng lựa chọn nhãn Thái Bình (Yên Sơn). |
Từ trước vụ thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khảo sát, đánh giá tìm đầu ra cho sản phẩm nhãn tại Thái Bình. Sau khi đi khảo sát tại một số gia đình trồng nhãn, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp và một số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn đánh giá cao chất lượng quả nhãn của xã Thái Bình, đặc biệt sản phẩm này không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, xã Thái Bình cũng đã hoàn tất các thủ tục xây dựng nhãn hiệu “Nhãn Bình Ca”.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trần Văn Lợi, qua khảo sát, để sản phẩm có thể trở thành hàng hóa xuất bán và tiêu thụ được ở các siêu thị lớn trong nước, nhãn Thái Bình phải đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, bảo quản để nhãn có mẫu mã đẹp, quả to, đều hơn; xây dựng vùng sản xuất VietGAP, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm… Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, ngành chức năng địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá mạnh mẽ sản phẩm nông sản tới người tiêu dùng.
Giá nhãn trung bình là 20 nghìn đồng/kg, rẻ hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với năm trước. |
Khó khăn của việc tiêu thụ sản phẩm nhãn Thái Bình nói riêng và nhiều nông sản khác của tỉnh nói chung là chủ yếu vẫn do người dân tự tìm đầu ra, chưa có đầu mối liên kết bao tiêu ổn định. Để vùng nhãn phát triển ổn định, về lâu dài việc chủ động kết nối giữa hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, phân phối; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, tập trung hướng dẫn bà con chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP đã được các địa phương chủ động thực hiện, tránh tình trạng “được mùa mất giá” như nhiều năm gần đây.
0 nhận xét: