Từ 300 trụ thanh long ruột đỏ đầu tiên được đưa vào trồng năm 2014 theo dự án “Chuyển giao mô hình trồng thanh long ruột đỏ” của Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Vĩnh Linh, đến nay toàn xã Vĩnh Thủy đã có hơn 2.000 trụ thanh long ruột đỏ trên diện tích gần 2 ha.
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cây trồng, hiện nay các hộ trồng thanh long tại xã Vĩnh Thủy đã chuyển dần sang trồng theo hướng hữu cơ.
Cùng anh Lê Thế Nghĩa, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thủy, chúng tôi đến trang trại của anh Nguyễn Văn Quang ở thôn Tân Thủy, một trong những nhà vườn tiên phong trong phong trào trồng thanh long theo hướng hữu cơ. Anh Quang cho biết, cuối năm 2013, do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan, gia đình anh bị gãy đổ gần 2 ha cao su. Đầu tháng 3/2014, được sự hỗ trợ của Hội đồng khoa học và công nghệ huyện, anh bắt đầu thực hiện dự án trồng cây thanh long ruột đỏ trên diện tích 3.500 m2 với 300 trụ. Để nắm vững kỹ thuật, trước khi trồng, anh vào xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong- địa phương đầu tiên trong tỉnh trồng thành công loại cây này để học hỏi kỹ thuật.
Sau hơn 1 năm trồng và chăm sóc, cây thanh long ruột đỏ tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả từ 80 - 90%. “Khi bắt tay vào trồng, do chưa có kinh nghiệm nên quả thanh long nhỏ, không được đẹp. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu kiến thức về trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ về vận dụng vào thực tiễn, đến nay gia đình tôi đã có vườn thanh long ruột đỏ với 550 trụ, mỗi năm cho sản lượng từ 4 - 5 tấn quả, thu lãi khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm”, anh Quang cho hay.
Không dừng lại ở đó, đầu năm 2018 anh Quang quyết định chuyển toàn bộ vườn thanh long ruột đỏ của mình sang trồng theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động có kiểm soát theo công nghệ Israel. Tại vườn thanh long của anh Quang, những kỹ thuật về bón phân hữu cơ, sử dụng nước tưới, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được anh tuân thủ nghiêm ngặt. Anh Quang cho biết, khi sản xuất thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ, bên cạnh sử dụng phân bón, anh còn được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn quy trình kỹ thuật như cách tạo bồn quanh trụ thanh long, liều lượng phân bón, chủng loại phân bón sử dụng mỗi lần.
Anh Quang nhận xét, từ khi trồng theo hướng hữu cơ này cây thanh long tươi tốt hơn hẳn, nuôi được nhiều quả hơn. Trước đây mỗi đợt quả anh chỉ để lại từ 10 - 12 quả/trụ, bây giờ anh để lại từ 20 - 30 quả/trụ mà quả thanh long vẫn phát triển tốt, quả ngọt, vỏ dày, thịt mềm hơn so với trước đây. Từ đầu tháng 5 (âm lịch) đến nay anh đã thu hoạch được gần 3,5 tấn thanh long ruột đỏ, với giá bán tại vườn từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng. Dự kiến kết thúc vụ thanh long năm nay, anh thu hoạch khoảng 6 tấn quả. Đặc biệt, nhờ trồng theo hướng hữu cơ nên thu hoạch đến đâu là có thương lái đến mua tận vườn ngay đến đó.
Rời vườn thanh long của anh Quang, chúng tôi đến vườn trồng thanh long của ông Lê Văn Định cũng ở tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy. Ông Định cho biết, gia đình ông có 6 ha cây cao su. Do giá cả không ổn định nên năm 2014 ông quyết định chuyển gần 1 ha trồng cao su sang trồng 700 trụ thanh long ruột đỏ để có thu nhập. Theo ông Định, thanh long ruột đỏ không khó trồng, nhưng để đạt năng suất, sản lượng cao, mẫu mã đẹp thì trước khi trồng, ông bón hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh, khi thanh long đang cho trái kết hợp bón phân NPK và phân chuồng ủ hoai mục để giúp đất tơi xốp. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhỏ, chỉ dành lại cành chính mọc trên đầu trụ để trái thanh long to, đẹp.
Thanh long trồng khoảng 8 tháng đến 1 năm là bắt đầu cho trái nhưng ở giai đoạn này cây còn nhỏ nên không để nhiều trái vì cây phát triển chưa ổn định. Từ năm thứ 2 trở đi, thanh long bắt đầu cho sản lượng cao, ổn định. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên sản lượng từ vườn thanh long của gia đình ông Định từ 3 năm tuổi trở lên bình quân thu hoạch 6 - 7 tấn/năm, trừ chi phí ông thu lãi 70 - 80 triệu đồng. “Hiện tôi đang thu hoạch lứa thanh long ruột đỏ thứ 3 của năm 2018 này với sản lượng đạt gần 3 tấn. Nếu giá luôn giữ ở mức ổn định từ 25 - 40 ngàn đồng/kg như hiện nay thì tính ra kết thúc vụ thu hoạch năm 2018 này tôi sẽ thu được trên 150 triệu đồng từ cây thanh long ruột đỏ này.”, ông Định cho biết.
Theo anh Lê Thế Nghĩa, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thủy, đến nay toàn xã đã có hơn 2.000 trụ trên diện tích gần 2 ha cây thanh long ruột đỏ. Tuy mới phát triển cây thanh long ruột đỏ nhưng đã chứng tỏ là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác. Đây là cây trồng lâu năm, khoảng 10 - 20 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng 1 năm đã bắt đầu cho quả với nhiều đợt trong năm. Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất. UBND xã Vĩnh Thủy đã hỗ trợ người dân thành lập Hợp tác xã Tây Vĩnh Thủy tập hợp các hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn thôn Tân Thủy. Đây là nơi để các hội viên thường xuyên sinh hoạt để học tập, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về vốn, cây giống. Động viên, giám sát lẫn nhau chỉ được sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm vi sinh, hạn chế tối đa sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn của VietGAP, quy trình hữu cơ.
“Định hướng trong thời gian tới, UBND xã sẽ cùng với các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành chức năng tiếp tục tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân để không chỉ cho năng suất sản lượng cao mà còn tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời hỗ trợ HTX đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để tạo thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng”, anh Nghĩa cho hay.
Các hộ trồng thanh long tại xã Vĩnh Thủy đã chuyển dần sang trồng theo hướng hữu cơ. |
Cùng anh Lê Thế Nghĩa, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thủy, chúng tôi đến trang trại của anh Nguyễn Văn Quang ở thôn Tân Thủy, một trong những nhà vườn tiên phong trong phong trào trồng thanh long theo hướng hữu cơ. Anh Quang cho biết, cuối năm 2013, do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan, gia đình anh bị gãy đổ gần 2 ha cao su. Đầu tháng 3/2014, được sự hỗ trợ của Hội đồng khoa học và công nghệ huyện, anh bắt đầu thực hiện dự án trồng cây thanh long ruột đỏ trên diện tích 3.500 m2 với 300 trụ. Để nắm vững kỹ thuật, trước khi trồng, anh vào xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong- địa phương đầu tiên trong tỉnh trồng thành công loại cây này để học hỏi kỹ thuật.
Sau hơn 1 năm trồng và chăm sóc, cây thanh long ruột đỏ tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả từ 80 - 90%. “Khi bắt tay vào trồng, do chưa có kinh nghiệm nên quả thanh long nhỏ, không được đẹp. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu kiến thức về trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ về vận dụng vào thực tiễn, đến nay gia đình tôi đã có vườn thanh long ruột đỏ với 550 trụ, mỗi năm cho sản lượng từ 4 - 5 tấn quả, thu lãi khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm”, anh Quang cho hay.
Nhờ trồng theo hướng hữu cơ nên thu hoạch đến đâu là có thương lái đến mua tận vườn ngay đến đó. |
Anh Quang nhận xét, từ khi trồng theo hướng hữu cơ này cây thanh long tươi tốt hơn hẳn, nuôi được nhiều quả hơn. Trước đây mỗi đợt quả anh chỉ để lại từ 10 - 12 quả/trụ, bây giờ anh để lại từ 20 - 30 quả/trụ mà quả thanh long vẫn phát triển tốt, quả ngọt, vỏ dày, thịt mềm hơn so với trước đây. Từ đầu tháng 5 (âm lịch) đến nay anh đã thu hoạch được gần 3,5 tấn thanh long ruột đỏ, với giá bán tại vườn từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng. Dự kiến kết thúc vụ thanh long năm nay, anh thu hoạch khoảng 6 tấn quả. Đặc biệt, nhờ trồng theo hướng hữu cơ nên thu hoạch đến đâu là có thương lái đến mua tận vườn ngay đến đó.
Rời vườn thanh long của anh Quang, chúng tôi đến vườn trồng thanh long của ông Lê Văn Định cũng ở tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy. Ông Định cho biết, gia đình ông có 6 ha cây cao su. Do giá cả không ổn định nên năm 2014 ông quyết định chuyển gần 1 ha trồng cao su sang trồng 700 trụ thanh long ruột đỏ để có thu nhập. Theo ông Định, thanh long ruột đỏ không khó trồng, nhưng để đạt năng suất, sản lượng cao, mẫu mã đẹp thì trước khi trồng, ông bón hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh, khi thanh long đang cho trái kết hợp bón phân NPK và phân chuồng ủ hoai mục để giúp đất tơi xốp. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhỏ, chỉ dành lại cành chính mọc trên đầu trụ để trái thanh long to, đẹp.
Cây thanh long ruột đỏ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. |
Theo anh Lê Thế Nghĩa, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thủy, đến nay toàn xã đã có hơn 2.000 trụ trên diện tích gần 2 ha cây thanh long ruột đỏ. Tuy mới phát triển cây thanh long ruột đỏ nhưng đã chứng tỏ là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác. Đây là cây trồng lâu năm, khoảng 10 - 20 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng 1 năm đã bắt đầu cho quả với nhiều đợt trong năm. Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất. UBND xã Vĩnh Thủy đã hỗ trợ người dân thành lập Hợp tác xã Tây Vĩnh Thủy tập hợp các hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn thôn Tân Thủy. Đây là nơi để các hội viên thường xuyên sinh hoạt để học tập, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về vốn, cây giống. Động viên, giám sát lẫn nhau chỉ được sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm vi sinh, hạn chế tối đa sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn của VietGAP, quy trình hữu cơ.
“Định hướng trong thời gian tới, UBND xã sẽ cùng với các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành chức năng tiếp tục tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân để không chỉ cho năng suất sản lượng cao mà còn tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời hỗ trợ HTX đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để tạo thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng”, anh Nghĩa cho hay.
0 nhận xét: