Thời điểm này nhãn chính vụ của Lục Ngạn đang chín rộ. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên diện tích nhãn trên địa bàn huyện ra hoa, đậu quả cao so với năm trước. Sản lượng nhãn toàn huyện năm nay ước đạt khoảng 9 nghìn tấn, tăng 6 nghìn tấn so với vụ trước.
Hiện việc thu hoạch và tiêu thụ nhãn trên địa bàn đang diễn ra rất sôi động. Mùa nhãn chín không chỉ mang lại niềm vui cho những người trồng mà còn tạo việc làm cho nhiều người dân nông thôn.
Khoảng hơn một tuần trở lại đây, ngay từ sáng sớm tại khu vực Bờ hồ Thanh niên, Ngã tư Truyền hình của thị trấn Chũ; khu vực Ngã tư Cơ Khí và ngã ba thôn Trung Nghĩa của xã Nghĩa Hồ luôn tấp nập người và xe của các tiểu thương đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đến thu - mua nhãn chính vụ của bà con chở đi các tỉnh, thành phố trong cả nước tiêu thụ.
Theo đó, các giống nhãn được người dân Lục Ngạn đưa vào trồng nhiều chủ yếu là: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Miền Thiết, nhãn muộn Hà Tây và nhãn lồng địa phương, tập trung nhiều ở các xã Giáp Sơn, Trù Hựu, Kiên Thành, Thanh Hải, thị trấn Chũ… đều được các nhà vườn thu hoạch rồi chở ra các khu vực này bán cho các tiểu thương thu mua chở đi các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước tiêu thụ.
Giá cả cũng rất phong phú: Nhãn Hương Chi, có giá dao động từ 7 - 10 nghìn đồng/kg; nhãn Miền Thiết, nhãn lồng địa phương có giá từ 8000 - 12.000 đồng/kg, thậm chí 4-5 nghìn đồng/kg tùy loại. Trung bình, mỗi ngày tại các địa điểm trên tiêu thụ hơn chục tấn nhãn tươi các loại.
Anh Vũ Văn Khánh, Cầu Bo, Hoàng Diệu (Thái Bình) tiểu thương có thâm niên 5 năm thu mua nhãn tại Lục Ngạn cho biết: “Nhãn Lục Ngạn có vỏ màu vàng sậm tự nhiên, cùi dày, giòn, ngọt, hạt nhỏ đen nháy, mùi thơm tự nhiên được khách hàng các nơi rất ưa chuộng nên việc tiêu thụ rất dễ dàng”. Vì vậy, cứ đến mùa nhãn là anh đến thu mua đem đi 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam tiêu thụ.
Huyện Lục Ngạn hiện có 825 ha nhãn, sản lượng ước đạt khoảng 9 nghìn tấn, tăng 6 nghìn tấn so với vụ trước. Mùa nhãn chính vụ hiện đã và đang góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình trồng nhãn trên địa bàn.
Điển hình trong việc trồng nhãn cho giá trị kinh tế cao phải kể tới hộ ông Thân Văn Quý ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu. Năm 2007, ông Quý đã lặn lội đến tỉnh Hưng Yên học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn lồng, đồng thời mua hơn 200 cây nhãn giống Miền Thiết về trồng. Chỉ sau 3 năm tập trung chăm sóc đúng khoa học kỹ thuật, đến năm 2010, vườn nhãn Miền Thiết nhà ông Quý đã bắt đầu cho thu hoạch được 3 tấn quả, bán được giá từ 25 – 30 nghìn đồng/kg. Những năm tiếp theo, cây nhãn lớn dần lên và sản lượng nhãn nhà ông cũng tăng theo đạt từ 8 – 10 tấn quả/năm.
Giống nhãn Miền Thiết có ưu điểm là quả to, ăn ngọt nên được khách hàng ưa chuộng, nhờ thế, việc tiêu thụ thuận lợi. Những năm gần đây, tiểu thương vào tận vườn nhãn nhà ông Thân Văn Quý để thu mua sản phẩm nên gia đình đỡ nhiều công vận chuyển. Trao đổi với chúng tôi, ông Quý phấn khởi cho biết thêm, chăm sóc và thu hoạch nhãn không có gì vất vả. Nhãn ra quả chùm rất nặng, khi thu hoạch lại không phải vặt lá và bó như vải thiều nên đỡ vất vả hơn.
Mùa thu hoạch nhãn sôi động đang đến với người dân Lục Ngạn. Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nên nhãn Lục Ngạn có hương vị đặc trưng mà ít nơi sánh được. Để từng bước xây dựng thương hiệu cho thứ đặc sản này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng nhãn và nhà quản lý. Các cơ quan chức năng cần tạo cơ chế phù hợp, có giải pháp chủ động về đầu ra cho sản phẩm. Người trồng nhãn đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả các tiến bộ của KHKT để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao... để nhãn là một trong những loại quả đặc sản mang tính đặc trưng của quê hương Lục Ngạn.
Các thương lái thu mua nhãn Lục Ngạn chở đi các tỉnh, thành phố tiêu thụ. |
Khoảng hơn một tuần trở lại đây, ngay từ sáng sớm tại khu vực Bờ hồ Thanh niên, Ngã tư Truyền hình của thị trấn Chũ; khu vực Ngã tư Cơ Khí và ngã ba thôn Trung Nghĩa của xã Nghĩa Hồ luôn tấp nập người và xe của các tiểu thương đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đến thu - mua nhãn chính vụ của bà con chở đi các tỉnh, thành phố trong cả nước tiêu thụ.
Theo đó, các giống nhãn được người dân Lục Ngạn đưa vào trồng nhiều chủ yếu là: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Miền Thiết, nhãn muộn Hà Tây và nhãn lồng địa phương, tập trung nhiều ở các xã Giáp Sơn, Trù Hựu, Kiên Thành, Thanh Hải, thị trấn Chũ… đều được các nhà vườn thu hoạch rồi chở ra các khu vực này bán cho các tiểu thương thu mua chở đi các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước tiêu thụ.
Giá cả cũng rất phong phú: Nhãn Hương Chi, có giá dao động từ 7 - 10 nghìn đồng/kg; nhãn Miền Thiết, nhãn lồng địa phương có giá từ 8000 - 12.000 đồng/kg, thậm chí 4-5 nghìn đồng/kg tùy loại. Trung bình, mỗi ngày tại các địa điểm trên tiêu thụ hơn chục tấn nhãn tươi các loại.
Sản lượng nhãn Lục Ngạn năm nay ước đạt khoảng 9 nghìn tấn. |
Huyện Lục Ngạn hiện có 825 ha nhãn, sản lượng ước đạt khoảng 9 nghìn tấn, tăng 6 nghìn tấn so với vụ trước. Mùa nhãn chính vụ hiện đã và đang góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình trồng nhãn trên địa bàn.
Điển hình trong việc trồng nhãn cho giá trị kinh tế cao phải kể tới hộ ông Thân Văn Quý ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu. Năm 2007, ông Quý đã lặn lội đến tỉnh Hưng Yên học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn lồng, đồng thời mua hơn 200 cây nhãn giống Miền Thiết về trồng. Chỉ sau 3 năm tập trung chăm sóc đúng khoa học kỹ thuật, đến năm 2010, vườn nhãn Miền Thiết nhà ông Quý đã bắt đầu cho thu hoạch được 3 tấn quả, bán được giá từ 25 – 30 nghìn đồng/kg. Những năm tiếp theo, cây nhãn lớn dần lên và sản lượng nhãn nhà ông cũng tăng theo đạt từ 8 – 10 tấn quả/năm.
Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nên nhãn Lục Ngạn có hương vị đặc trưng mà ít nơi sánh được. |
Mùa thu hoạch nhãn sôi động đang đến với người dân Lục Ngạn. Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nên nhãn Lục Ngạn có hương vị đặc trưng mà ít nơi sánh được. Để từng bước xây dựng thương hiệu cho thứ đặc sản này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng nhãn và nhà quản lý. Các cơ quan chức năng cần tạo cơ chế phù hợp, có giải pháp chủ động về đầu ra cho sản phẩm. Người trồng nhãn đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả các tiến bộ của KHKT để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao... để nhãn là một trong những loại quả đặc sản mang tính đặc trưng của quê hương Lục Ngạn.
0 nhận xét: