Nói đến Phú Thọ đồng bào và du khách thường nhớ đến nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng khắp cả nước trong đó có bưởi Đoan Hùng. Những năm gần đây tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên để cây bưởi phát triển bền vững còn nhiều việc cần làm.
Tháng 8, chúng tôi có dịp về những vùng bưởi để được “mục sở thị” những vườn bưởi sai trĩu quả hứa hẹn một mùa bội thu. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là Đoan Hùng, địa phương có diện tích bưởi lớn nhất tỉnh với hơn 2.000ha bưởi, trong đó bưởi đặc sản là 1.300ha, còn lại là bưởi Diễn và các giống bưởi khác. Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Bưởi Chí Đám, huyện Đoan Hùng hiện có 18 hộ tham gia trồng bưởi với 7ha bưởi Sửu, trong đó có 3ha đã thu hoạch ổn định mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Mạch, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Thời điểm tiêu thụ bưởi chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trong đó tập trung cao điểm vào dịp Tết Nguyên đán với 50% sản lượng với giá thành cao. Năm 2017, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên được dán tem truy xuất nguồn gốc lên quả bưởi sau khi thu hoạch, hiện nay bưởi Sửu được người tiêu dùng trong tỉnh và cả ngoài tỉnh ưa chuộng.
Sau huyện Đoan Hùng, nhiều huyện có diện tích bưởi Diễn lớn như huyện Thanh Sơn có 409ha, Phù Ninh có 142 ha, Thanh Thủy có 130ha, Yên Lập có 197ha... và bước đầu đã hình thành được những vùng chuyên canh, trồng bưởi tập trung. Một vài năm gần đây, diện tích cây bưởi Diễn ở huyện Tam Nông ngày càng phát triển với diện tích 65,9ha trong đó trồng mới là 48,7ha, bước đầu hình thành vùng trồng bưởi tập trung tại 2 xã: Thượng Nông, Tề Lễ.
Theo các hộ dân chia sẻ, giá bưởi Diễn hàng năm trung bình từ khoảng 20.000 - 30.000 đồng/quả, thường không bị rớt giá nhiều. Về xã Thượng Nông, không khó để thấy bạt ngàn một màu xanh của bưởi, hiện nay diện tích bưởi trong quy hoạch là 12ha, ngoài quy hoạch là 6ha. Cây bưởi Diễn là cây cần đầu tư thâm canh, thời gian cho quả ổn định, chất lượng dài nên các hộ dân thường trồng một số loại cây hoa màu ngắn hạn, xen canh một số nhóm cây như chuối tây, đinh lăng ta, chanh… cho thu hoạch sớm trong thời gian chờ bưởi cho trái.
Gắn bó với bưởi Diễn 15 năm, ông Phan Ngọc Trâm ở khu 6, xã Dậu Dương, huyện Tam Nông chia sẻ: “Sau hơn chục năm trồng bưởi Diễn, tôi mới dám khẳng định đây là loại cây hợp với vùng đất này. Bưởi Diễn cho thu hoạch quả vào đợt giáp Tết nên luôn giữ được giá và để được trong khoảng thời gian 6 tháng. Với 100 cây sẽ cho thu nhập từ 70-80 triệu đồng/năm”. Thực tế cho thấy, việc trồng cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng vẫn là hướng đi đúng mang lại giá trị kinh tế cao, mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người nông dân.
Vậy nên, việc nông dân ở khắp các địa phương chuyển đổi đất trồng sang trồng cây bưởi cũng là điều dễ hiểu. Trong đó một số địa phương trồng nhiều đã hình thành nên vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao và có thương hiệu sản phẩm như bưởi Đoan Hùng.
Theo kế hoạch phát triển cây bưởi của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 5.000ha, cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/ha, trong đó đã tính đến các yếu tố phân tích thị trường, cân đối cung cầu và tính trên tổng thể phát triển của các địa phương, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, ở một số nơi, người dân còn nặng tâm lý chạy theo lợi nhuận, thấy sản phẩm bán chạy lại đua nhau trồng.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của ngành Nông nghiệp, diện tích sản xuất bưởi Diễn tập trung hiện nay có 289,6ha, đạt 19,3% so với kế hoạch đến năm 2020 (1.500ha) và chỉ bằng 8,6% so với tổng diện tích hiện có. Trong khi đó, diện tích cây ăn quả có múi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế, chưa có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu việc tiêu thụ qua thương lái, không có hợp đồng chặt chẽ, công nghệ chế biến, bảo quản còn nhiều hạn chế.
Ông Nguyễn Nam Cường- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chia sẻ: “Để cây bưởi phát triển bền vững điều quan trọng là đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng- bảo quản - chế biến - tiêu thụ, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh các kênh phân phối chính thống, siêu thị, phát triển hình thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bên cạnh đó việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cũng là điều vô cùng quan trọng”. Dù việc liên kết với các tập đoàn trung tâm thương mại để đưa bưởi vào thị trường tiêu thụ hiện nay còn khá ít nhưng bước đầu đã cho thấy một số tín hiệu tích cực.
Ông Lê Đình Hưởng, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy bộc bạch: “Gia đình tôi có 3ha trồng bưởi với khoảng 1.200 gốc, cho thu nhập bình quân 700 triệu đồng/vụ, khoảng 40% sản lượng được chuỗi siêu thị VinMart bao tiêu với yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng, giá bán cũng cao hơn khoảng 6 giá so với giá bán bên ngoài. Số còn lại được tiêu thụ lẻ, do vậy đầu ra của giống bưởi này hiện tại vẫn được đảm bảo”.
Để đảm bảo cây bưởi phát triển thành ngành hàng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh xây dựng các giải pháp đồng bộ trong đó chủ yếu tập trung tăng cường công tác quản lý và kiểm tra xử lý các vi phạm để không xảy ra tình trạng kinh doanh tràn lan, không đảm bảo quy định ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sự phát triển bền vững.
Thương hiệu bưởi Đoan Hùng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. |
Về vùng bưởi
Tháng 8, chúng tôi có dịp về những vùng bưởi để được “mục sở thị” những vườn bưởi sai trĩu quả hứa hẹn một mùa bội thu. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là Đoan Hùng, địa phương có diện tích bưởi lớn nhất tỉnh với hơn 2.000ha bưởi, trong đó bưởi đặc sản là 1.300ha, còn lại là bưởi Diễn và các giống bưởi khác. Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Bưởi Chí Đám, huyện Đoan Hùng hiện có 18 hộ tham gia trồng bưởi với 7ha bưởi Sửu, trong đó có 3ha đã thu hoạch ổn định mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Mạch, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Thời điểm tiêu thụ bưởi chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trong đó tập trung cao điểm vào dịp Tết Nguyên đán với 50% sản lượng với giá thành cao. Năm 2017, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên được dán tem truy xuất nguồn gốc lên quả bưởi sau khi thu hoạch, hiện nay bưởi Sửu được người tiêu dùng trong tỉnh và cả ngoài tỉnh ưa chuộng.
Sau huyện Đoan Hùng, nhiều huyện có diện tích bưởi Diễn lớn như huyện Thanh Sơn có 409ha, Phù Ninh có 142 ha, Thanh Thủy có 130ha, Yên Lập có 197ha... và bước đầu đã hình thành được những vùng chuyên canh, trồng bưởi tập trung. Một vài năm gần đây, diện tích cây bưởi Diễn ở huyện Tam Nông ngày càng phát triển với diện tích 65,9ha trong đó trồng mới là 48,7ha, bước đầu hình thành vùng trồng bưởi tập trung tại 2 xã: Thượng Nông, Tề Lễ.
Cây bưởi Sửu đem lại lợi ích kinh tế cao cho nhiều hộ tại xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng. |
Gắn bó với bưởi Diễn 15 năm, ông Phan Ngọc Trâm ở khu 6, xã Dậu Dương, huyện Tam Nông chia sẻ: “Sau hơn chục năm trồng bưởi Diễn, tôi mới dám khẳng định đây là loại cây hợp với vùng đất này. Bưởi Diễn cho thu hoạch quả vào đợt giáp Tết nên luôn giữ được giá và để được trong khoảng thời gian 6 tháng. Với 100 cây sẽ cho thu nhập từ 70-80 triệu đồng/năm”. Thực tế cho thấy, việc trồng cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng vẫn là hướng đi đúng mang lại giá trị kinh tế cao, mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người nông dân.
Vậy nên, việc nông dân ở khắp các địa phương chuyển đổi đất trồng sang trồng cây bưởi cũng là điều dễ hiểu. Trong đó một số địa phương trồng nhiều đã hình thành nên vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao và có thương hiệu sản phẩm như bưởi Đoan Hùng.
Liên kết để tạo thành vùng chuyên canh bưởi
Theo kế hoạch phát triển cây bưởi của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 5.000ha, cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/ha, trong đó đã tính đến các yếu tố phân tích thị trường, cân đối cung cầu và tính trên tổng thể phát triển của các địa phương, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, ở một số nơi, người dân còn nặng tâm lý chạy theo lợi nhuận, thấy sản phẩm bán chạy lại đua nhau trồng.
Bưởi Diễn đang được trồng, chăm sóc tại nhiều địa phương trong tỉnh Phú Thọ. |
Ông Nguyễn Nam Cường- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chia sẻ: “Để cây bưởi phát triển bền vững điều quan trọng là đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng- bảo quản - chế biến - tiêu thụ, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh các kênh phân phối chính thống, siêu thị, phát triển hình thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bên cạnh đó việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cũng là điều vô cùng quan trọng”. Dù việc liên kết với các tập đoàn trung tâm thương mại để đưa bưởi vào thị trường tiêu thụ hiện nay còn khá ít nhưng bước đầu đã cho thấy một số tín hiệu tích cực.
Ông Lê Đình Hưởng, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy bộc bạch: “Gia đình tôi có 3ha trồng bưởi với khoảng 1.200 gốc, cho thu nhập bình quân 700 triệu đồng/vụ, khoảng 40% sản lượng được chuỗi siêu thị VinMart bao tiêu với yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng, giá bán cũng cao hơn khoảng 6 giá so với giá bán bên ngoài. Số còn lại được tiêu thụ lẻ, do vậy đầu ra của giống bưởi này hiện tại vẫn được đảm bảo”.
Để đảm bảo cây bưởi phát triển thành ngành hàng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh xây dựng các giải pháp đồng bộ trong đó chủ yếu tập trung tăng cường công tác quản lý và kiểm tra xử lý các vi phạm để không xảy ra tình trạng kinh doanh tràn lan, không đảm bảo quy định ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sự phát triển bền vững.
0 nhận xét: