Mấy tháng nay, giá dừa sụt giảm sâu, có nơi dao động mức 30 ngàn đồng/chục (12 trái), thương lái ngưng thu mua khiến sản lượng dừa còn tồn đọng trong dân khá lớn. Mặc dù vậy, ông Trần Hữu Danh - Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) trồng dừa ấp An Qui, xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam vẫn bán đều đặn cho Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới với giá 57 ngàn đồng/chục, thu về gần 9 triệu đồng trong đợt thu hoạch vừa qua.
Ông Danh cho biết, với diện tích 1,7ha dừa, mặc dù sản xuất theo quy trình organic chỉ mới 9 tháng nay nhưng năng suất vườn dừa đã tăng rõ rệt, bình quân đạt 1,5 thiên/tháng (1.200 trái/thiên). Cùng với việc nông hộ có hợp đồng liên kết được đảm bảo chính sách giá từ công ty nên thu nhập ổn định và vẫn an tâm chăm sóc vườn dừa.
“Mới sử dụng phân hữu cơ được 9 tháng nhưng hiệu quả thấy rõ, đó là buồng dừa đậu trái nhiều hơn và duy trì ổn định hàng tháng, lá dừa cũng xanh tốt hơn. So với thời điểm này các năm trước, sản lượng vườn dừa của tôi tăng rõ rệt” - ông Danh phấn khởi.
Trong lúc giá dừa bên ngoài đã rớt dưới mốc 50 ngàn đồng/chục nhưng dừa của ông vẫn được thu mua đều đặn với giá cam kết theo hợp đồng là không thấp hơn 50 ngàn đồng/chục. Hơn nữa, do canh tác theo hướng hữu cơ và tỷ lệ hữu cơ đạt cao nên ông được công ty thu mua cao hơn 7 ngàn đồng, tức 57 ngàn đồng/chục. Ông Danh cho biết thêm, đây là mức giá nhân viên công ty đến thu mua tại vườn. “Với cùng giá này, nếu bán ở ngoài, bình quân tôi mất 12 triệu đồng/năm” - ông Danh nhẩm tính mà tiếc rẻ vì sao ông không tham gia liên kết sản xuất sớm hơn để được đảm bảo lợi ích, cũng như nâng cao giá trị kinh tế vườn dừa.
THT trồng dừa ấp An Qui có 20 hộ liên kết cung cấp dừa nguyên liệu cho Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, trong đó có 4 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, diện tích từ 5.000 - 17.000m2/hộ. 4 hộ sản xuất hữu cơ bán dừa với giá 57 ngàn đồng/chục. Nông hộ mới vào hợp đồng sản xuất theo quy trình organic 3 tháng cũng bán được giá 53 ngàn đồng/chục, hộ có thời gian từ 1 năm rưỡi trở lên có giá bán 60 ngàn đồng/chục.
Vừa qua, vườn dừa của ông Danh được công ty đánh giá đạt 90% hữu cơ do đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng hố xí, hầm biogas. Phân hữu cơ do công ty liên kết với doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ cung cấp. Cũng theo ông Danh chia sẻ, chi phí đầu tư phân hữu cơ không cao hơn so với vô cơ nhưng ngược lại, nông dân có lợi ích về lâu dài do vườn dừa phát triển bền vững hơn. Giá phân hữu cơ hiện 6.000 đồng/kg. Theo tiêu chuẩn bón phân trong năm đầu tiên: 1 bao 25kg bón cho 3 cây. Năm thứ 2 (cùng trọng lượng 25kg) giảm lượng phân bón cho mỗi cây, tức 1 bao có thể bón cho 6 cây… Với việc sử dụng phân hữu cơ, chi phí bón phân cho vườn dừa về sau sẽ giảm nhiều do đất đã tăng độ phì nhiêu và cây tăng tính hấp thu dinh dưỡng trong phân bón cao.
“Hiện người trồng dừa bên ngoài đang rất tâm đắc với mô hình này và mong muốn liên kết với công ty theo chuỗi giá trị sản xuất dừa hữu cơ” - ông Danh cho hay.
Trước nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay và hòa vào xu thế của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu để duy trì sự phát triển bền vững, tăng cường sức khỏe cho đất đai, vật nuôi, cây trồng và con người. Bởi, đây là cách để giữ gìn môi trường trong lành, giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ cộng đồng và còn là một giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát triển vườn dừa tiêu chuẩn organic - tiêu chuẩn cao nhất hiện nay, được xác định là giải pháp phát triển bền vững vườn dừa của tỉnh, đáp ứng xu thế của thị trường. Từ năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương định hướng liên kết ngang, liên kết dọc và từng bước chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ.
Ông Huỳnh Quang Đức - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, trung tâm đã và đang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp chế biến dừa công nghiệp xuất khẩu thực hiện liên kết sâu với nông dân thông qua THT, tổ liên kết hoặc liên kết trực tiếp với nông dân. Đến nay đã củng cố, thành lập mới 28 THT, tổ liên kết, 5 hợp tác xã, với tổng diện tích gần 1.500ha. Tính từ lúc liên kết thu mua đến nay, công ty đã liên kết tiêu thụ trên 5 triệu trái dừa.
Trong đó, Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới đang liên kết với các THT trồng dừa và đặt cơ sở chế biến tại huyện Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm. Công ty hợp đồng cam kết thu mua 100% dừa cho các tổ với giá thị trường và không mua dưới 50 ngàn đồng/chục nếu giá dừa ngoài thị trường giảm dưới mức này.
Ông Nguyễn Bảo Trí - Phó giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới cho biết, từ năm 2015 đến 2017, công ty đã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ tại huyện Mỏ Cày Nam với tổng diện tích 2.000ha. Từ năm 2018, công ty định hướng sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích vùng nguyên liệu hữu cơ tại một số huyện trong tỉnh.
Được biết, công ty vừa tiến hành khảo sát diện tích trồng dừa trên địa bàn 2 xã Đại Điền và Phú Khánh; mong muốn xây dựng trước vùng nguyên liệu hữu cơ từ 1.000 - 1.500ha tại huyện Thạnh Phú. Công ty đang liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX dừa Phú Nông của xã Phú Khánh trong việc thu mua dừa trái thường, đồng thời từng bước đẩy nhanh việc chuyển hướng từ canh tác dừa thường sang dừa hữu cơ để nâng cao giá trị của cây dừa tại địa phương. Ngoài ra, công ty cũng rất mong muốn được hợp tác với các THT, tổ liên kết của các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để xúc tiến khảo sát và đẩy nhanh chuyển đổi theo mô hình canh tác dừa hữu cơ.
Một vấn đề cần lưu ý trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động. Phân hữu cơ có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học nên chỉ trong thời gian ngắn ban đầu, người dân sẽ ít thấy hiệu quả của phân hữu cơ. Đòi hỏi người dân phải kiên trì trong thời gian đầu.
Công ty sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng một số vườn dừa mẫu đúng chuẩn để bà con tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ. “Đội ngũ nhân viên công ty sẽ thường xuyên giám sát, hỗ trợ bà con các kỹ thuật canh tác đúng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Hàng năm, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra để đánh giá sự tuân thủ của bà con trong canh tác, từ đó điều chỉnh mức giá phù hợp. Khi vườn dừa đạt tiêu chí năm đầu tiên tham gia, giá thu mua cao hơn thị trường từ 5 - 7%/chục; năm thứ hai, giá thu mua cao hơn thị trường 10 - 15%/chục; năm thứ ba, giá thu mua cao hơn thị trường 15 - 20%/chục” - ông Trí cho hay.
Công ty cũng định hướng sẽ hỗ trợ các HTX, THT máy phát cỏ, máy hút bùn để giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Nhằm khuyến khích các HTX, THT tổ chức sơ chế, công ty sẽ hỗ trợ kỹ thuật, một số công dụng cũng như bồn chứa nguyên liệu trong quá trình sơ chế… Nếu đạt tiêu chuẩn hữu cơ, công ty sẽ bao tiêu cao hơn giá thị trường từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tấn cơm dừa.
“Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương định hướng tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, tạo ra chuỗi sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn sức khỏe, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường” - ông Huỳnh Quang Đức cho biết thêm.
Vườn dừa mẫu theo tiêu chuẩn hữu cơ của ông Trần Hữu Danh. |
Sự khác biệt về giá trị kinh tế
“Mới sử dụng phân hữu cơ được 9 tháng nhưng hiệu quả thấy rõ, đó là buồng dừa đậu trái nhiều hơn và duy trì ổn định hàng tháng, lá dừa cũng xanh tốt hơn. So với thời điểm này các năm trước, sản lượng vườn dừa của tôi tăng rõ rệt” - ông Danh phấn khởi.
Trong lúc giá dừa bên ngoài đã rớt dưới mốc 50 ngàn đồng/chục nhưng dừa của ông vẫn được thu mua đều đặn với giá cam kết theo hợp đồng là không thấp hơn 50 ngàn đồng/chục. Hơn nữa, do canh tác theo hướng hữu cơ và tỷ lệ hữu cơ đạt cao nên ông được công ty thu mua cao hơn 7 ngàn đồng, tức 57 ngàn đồng/chục. Ông Danh cho biết thêm, đây là mức giá nhân viên công ty đến thu mua tại vườn. “Với cùng giá này, nếu bán ở ngoài, bình quân tôi mất 12 triệu đồng/năm” - ông Danh nhẩm tính mà tiếc rẻ vì sao ông không tham gia liên kết sản xuất sớm hơn để được đảm bảo lợi ích, cũng như nâng cao giá trị kinh tế vườn dừa.
THT trồng dừa ấp An Qui có 20 hộ liên kết cung cấp dừa nguyên liệu cho Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, trong đó có 4 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, diện tích từ 5.000 - 17.000m2/hộ. 4 hộ sản xuất hữu cơ bán dừa với giá 57 ngàn đồng/chục. Nông hộ mới vào hợp đồng sản xuất theo quy trình organic 3 tháng cũng bán được giá 53 ngàn đồng/chục, hộ có thời gian từ 1 năm rưỡi trở lên có giá bán 60 ngàn đồng/chục.
Hầu hết các vườn dừa hữu cơ được người dân chăm sóc đúng theo quy trình. |
“Hiện người trồng dừa bên ngoài đang rất tâm đắc với mô hình này và mong muốn liên kết với công ty theo chuỗi giá trị sản xuất dừa hữu cơ” - ông Danh cho hay.
Trước nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay và hòa vào xu thế của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu để duy trì sự phát triển bền vững, tăng cường sức khỏe cho đất đai, vật nuôi, cây trồng và con người. Bởi, đây là cách để giữ gìn môi trường trong lành, giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ cộng đồng và còn là một giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Định hướng phát triển
Phát triển vườn dừa tiêu chuẩn organic - tiêu chuẩn cao nhất hiện nay, được xác định là giải pháp phát triển bền vững vườn dừa của tỉnh, đáp ứng xu thế của thị trường. Từ năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương định hướng liên kết ngang, liên kết dọc và từng bước chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ.
Ông Huỳnh Quang Đức - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, trung tâm đã và đang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp chế biến dừa công nghiệp xuất khẩu thực hiện liên kết sâu với nông dân thông qua THT, tổ liên kết hoặc liên kết trực tiếp với nông dân. Đến nay đã củng cố, thành lập mới 28 THT, tổ liên kết, 5 hợp tác xã, với tổng diện tích gần 1.500ha. Tính từ lúc liên kết thu mua đến nay, công ty đã liên kết tiêu thụ trên 5 triệu trái dừa.
Nguồn dinh dưỡng cho vườn dừa được sử dụng từ các loại phân hữu cơ/ hữu cơ vi sinh. |
Ông Nguyễn Bảo Trí - Phó giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới cho biết, từ năm 2015 đến 2017, công ty đã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ tại huyện Mỏ Cày Nam với tổng diện tích 2.000ha. Từ năm 2018, công ty định hướng sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích vùng nguyên liệu hữu cơ tại một số huyện trong tỉnh.
Được biết, công ty vừa tiến hành khảo sát diện tích trồng dừa trên địa bàn 2 xã Đại Điền và Phú Khánh; mong muốn xây dựng trước vùng nguyên liệu hữu cơ từ 1.000 - 1.500ha tại huyện Thạnh Phú. Công ty đang liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX dừa Phú Nông của xã Phú Khánh trong việc thu mua dừa trái thường, đồng thời từng bước đẩy nhanh việc chuyển hướng từ canh tác dừa thường sang dừa hữu cơ để nâng cao giá trị của cây dừa tại địa phương. Ngoài ra, công ty cũng rất mong muốn được hợp tác với các THT, tổ liên kết của các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để xúc tiến khảo sát và đẩy nhanh chuyển đổi theo mô hình canh tác dừa hữu cơ.
Một vấn đề cần lưu ý trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động. Phân hữu cơ có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học nên chỉ trong thời gian ngắn ban đầu, người dân sẽ ít thấy hiệu quả của phân hữu cơ. Đòi hỏi người dân phải kiên trì trong thời gian đầu.
Công ty sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng một số vườn dừa mẫu đúng chuẩn để bà con tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ. “Đội ngũ nhân viên công ty sẽ thường xuyên giám sát, hỗ trợ bà con các kỹ thuật canh tác đúng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Hàng năm, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra để đánh giá sự tuân thủ của bà con trong canh tác, từ đó điều chỉnh mức giá phù hợp. Khi vườn dừa đạt tiêu chí năm đầu tiên tham gia, giá thu mua cao hơn thị trường từ 5 - 7%/chục; năm thứ hai, giá thu mua cao hơn thị trường 10 - 15%/chục; năm thứ ba, giá thu mua cao hơn thị trường 15 - 20%/chục” - ông Trí cho hay.
Công ty cũng định hướng sẽ hỗ trợ các HTX, THT máy phát cỏ, máy hút bùn để giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Nhằm khuyến khích các HTX, THT tổ chức sơ chế, công ty sẽ hỗ trợ kỹ thuật, một số công dụng cũng như bồn chứa nguyên liệu trong quá trình sơ chế… Nếu đạt tiêu chuẩn hữu cơ, công ty sẽ bao tiêu cao hơn giá thị trường từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tấn cơm dừa.
“Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương định hướng tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, tạo ra chuỗi sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn sức khỏe, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường” - ông Huỳnh Quang Đức cho biết thêm.
0 nhận xét: