Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Hiệu quả trồng đào, mận ở Mường Lát

Bản người Mông Pá Hộc, xã Nhi Sơn vốn có tiếng về trồng đào đá, trồng mận nhưng các sản phẩm mới chỉ mang tính tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hóa. 
Trái cây Thanh Hóa, Đặc sản Thanh Hóa, trái cây vùng núi, trái cây xứ thanh, mận trái vụ, đào trái vụ, mận Nhi Sơn, mận Mường Lát, mận Thanh Hóa, đào Nhi Sơn, đào Mường Lát, đào Thanh Hóa, trồng đào, trồng mận
Những trái đào chín trái vụ tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát.
Gần 3 năm trở lại đây, theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông lâm nghiệp, các hộ người Mông, ở xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi huyện Mường Lát đã chủ động tìm hiểu và lên tận Sơn La mua giống đào trái vụ về trồng, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao.

Ở các bản người Mông xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi huyện Mường Lát vào những ngày đầu tháng Tư năm nay, những vườn đào trái vụ đã dần cho quả chín, những vườn mận cũng gần đến kỳ hái quả.

Nơi cổng trời, khi  sương sớm vẫn còn lơ lửng nơi lưng núi, người Mông ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn đã gùi đào về bán ven đường lên trung tâm huyện. Anh Thao Văn Pó  là một trong 4 người đầu tiên của bản Mông Pá Hộc lên tận tỉnh Sơn La tìm hiểu và mua giống đào trái vụ về trồng. Giờ đây, anh đang là chủ nhân của một nghìn gốc đào lai.
Trái cây Thanh Hóa, Đặc sản Thanh Hóa, trái cây vùng núi, trái cây xứ thanh, mận trái vụ, đào trái vụ, mận Nhi Sơn, mận Mường Lát, mận Thanh Hóa, đào Nhi Sơn, đào Mường Lát, đào Thanh Hóa, trồng đào, trồng mận
Anh Thao Văn Pó là một trong 4 người đầu tiên mua giống đào trái vụ về trồng. 
Theo anh Thao Văn Pó, giống đào lai này khá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Mường Lát. Quả to, ngọt, một năm cho thu hoạch 2 vụ. Giá bán đầu vụ đang là 40 nghìn đồng 1 kg. Nếu trồng khoảng 2 nghìn gốc thì 1 năm có thể thu về từ 350 đến 400 triệu đồng. Giá cả còn biến động về sau, nhưng gia đình anh Pó đã rất vui về vụ đào trái vụ năm nay.

Tới trung tâm huyện Mường Lát, chúng tôi cũng thấy vài tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ đào trái vụ. Phần lớn những người này thường xuống tận vườn, tự hái và thanh toán với chủ vườn.

Trước đây, phần lớn đồng bào Mông chỉ biết trồng ngô, trồng lúa, tuy không đến nỗi nghèo đói nhưng thu nhập thấp. Được chính quyền địa phương vận động trồng cây ăn quả, nhiều hộ gia đình quyết định làm theo. Gia đình bà Thao Thị Dính, ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi, là một trong những hộ có gần 10 năm trồng mận. Bà cho biết: khí hậu và đất đai nơi này khá thích hợp cho việc trồng mận. Năm nay mận chín đều nên thu hái tập trung bán sẽ được giá cao. Cũng nhận thấy việc trồng cây ăn quả là hướng đi tăng thu nhập, bà Thao Thị Dính cùng gia đình sẽ tiếp tục phát triển giống cây này.  
Trái cây Thanh Hóa, Đặc sản Thanh Hóa, trái cây vùng núi, trái cây xứ thanh, mận trái vụ, đào trái vụ, mận Nhi Sơn, mận Mường Lát, mận Thanh Hóa, đào Nhi Sơn, đào Mường Lát, đào Thanh Hóa, trồng đào, trồng mận
Bà Thao Thị Dính có thu nhập 14,15 triệu đồng từ 90 gốc mận.
Khoảng hơn 3 năm trở lại đây, người dân ở các bản Mông xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi đã chuyển đổi hầu hết diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả lâu năm. Có những hộ đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc lai tạo, cắt ghép để nâng cao hiệu quả cây trồng, trong đó có giống đào lai mận. Các giống đào trái vụ cũng cho năng suất và chất lượng quả tốt, và do trái vụ, nên đầu vụ bán rất nhanh và được giá. Thực tế ở các bản Mông Pá Hộc, Lốc Há, Pù Toong... cho thấy, mô hình trồng mận, đào trái vụ, đào lai sẽ tạo ra hàng hóa đặc sản, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần cải thiện thu nhập cho đồng bào Mông ở xã Pù Nhi và Nhi Sơn huyện Mường Lát.                                      

Ông Lò Văn Liệu- Phó chủ tịch UBND xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, cho biết: "Bà con nhân dân tại đây đã áp dụng mô hình trồng mận, đào trái vụ, tạo ra hàng hóa đặc sản, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần cải thiện đời sống cho bà con". Được biết, mô hình trồng đào trái vụ, trồng mận sẽ tiếp tục được nhân ra để giảm nghèo ở vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: