Từ tháng 7 đến 8 âm lịch hàng năm là thời điểm bứa rừng chín rộ, đây cũng là lúc người dân vùng miền núi Quảng Ngãi, đặc biệt là vùng cao Tây Trà lên các cánh rừng “săn” bứa về bán cho người dân địa phương và thương lái vận chuyển về xuôi.
Cây bứa rừng hay còn gọi là cây “măng cụt rừng” có tên khoa học là Garcinia obiongifolia Champ thuộc họ Măng cụt, thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi. Đây là loại cây gỗ mộc xen lẫn với diện tích rừng tự nhiên trên những đồi núi. Cây có chiều cao trung bình khi trưởng thành 5-7m.
Trái bứa có hương thơm nhẹ dễ chịu, vỏ màu xanh và ngả vàng khi chín, nhiều hạt, vị chua ngọt xen lẫn, có khía múi bên trong giống như trái măng cụt. Thời gian bứa rừng chín rộ khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm.
Ngoài để ăn như nhiều loại trái khác, theo một số tài liệu y học, từ xưa, bứa đã được coi là một cây thuốc quý trong điều trị các bệnh: mẩn ngứa, ho ra máu, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém, tiêu viêm, hạ nhiệt… Đồng thời, trái bứa và lá còn được sử dụng để nấu canh chua…
Theo người dân ở vùng cao Tây Trà, nơi cây bứa còn nhiều, thì trước đây, cây bứa mọc hoang trên rừng rất nhiều, nhưng không được mấy ai quan tâm, đến mùa trái chín người dân khi đi rừng hái về ăn hoặc mang xuống chợ bán với giá rất rẻ. Nhưng bây giờ thì khác, hương vị của trái bứa được nhiều người biết đến, trở thành trái cây rừng “đặc sản” được nhiều người tìm mua về nhà thưởng thức mỗi khi có dịp lên các huyện miền núi.
“Hiện nay, bứa có giá dao động từ 35 nghìn đồng- 40 nghìn đồng/kg nhưng không có bứa để bán vì hiện tại, số lượng bứa rừng không còn nhiều do những năm gần đây cũng như nhiều loại cây quả dại khác, bứa rừng bị người dân phá bỏ để lấy đất trồng keo nên ngày một hiếm dần”- ông Hồ Văn Tiến ở xã Trà Lãnh (Tây Trà) cho biết.
Ông Tiến cho hay, để kiếm được nhiều bứa rừng về bán, phải đi lên tận vùng núi cao thì may ra mới tìm thấy. “Bứa rừng hái về là có thương lái đến tận nhà mua ngay với giá cao, nên những lúc nông nhàn, bà con chịu khó lên hái cũng được vài ba ký bứa, có được nguồn thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày”- ông Tiến bày tỏ.
Mang hương vị núi rừng đặc trưng và là loại trái cây “sạch” nên hiện nay, nhu cầu của người dân tìm mua loại trái cây “đặc sản” này để thưởng thức khá lớn. Thế nên, vào mùa bứa chín rộ, các thương lái cũng lùng sục ở trên các địa bàn miền núi, cũng như “đặt hàng” người dân đi hái để thu mua. Thậm chí phải đặt trước cả tuần mới có. Tuy nhiên, số lượng bứa thu mua được không nhiều.
“Hàng rừng mà, mình không thể biết được số lượng về bao nhiêu vì còn phải phụ thuộc người đi hái được nhiều hay ít. Như tuần vừa rồi, tôi thu mua về hơn 50kg bứa rừng nhưng không đủ bán, vì số lượng người đặt mua khá lớn”- chị Nguyễn Thanh Huyền ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) cho hay.
Ở vùng sơn cước, “lộc trời” quanh năm, mùa nào thức ấy, cùng với các loại cây, rau ‘đặc sản’ khác thì vào mùa trái chín, cây bứa rừng góp phần mang lại niềm vui cho bà con đồng bào vùng cao, giúp họ có thêm nguồn thu nhập nhập đáng kể trang trải hàng ngày, vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống.
Tại vùng cao Tây Trà để tìm hái bứa phải đi vào núi xa mới có. |
Trái bứa có hương thơm nhẹ dễ chịu, vỏ màu xanh và ngả vàng khi chín, nhiều hạt, vị chua ngọt xen lẫn, có khía múi bên trong giống như trái măng cụt. Thời gian bứa rừng chín rộ khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm.
Ngoài để ăn như nhiều loại trái khác, theo một số tài liệu y học, từ xưa, bứa đã được coi là một cây thuốc quý trong điều trị các bệnh: mẩn ngứa, ho ra máu, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém, tiêu viêm, hạ nhiệt… Đồng thời, trái bứa và lá còn được sử dụng để nấu canh chua…
Trái bứa mọng, vỏ dày, có khía múi, nhìn qua giống quả ổi găng. |
“Hiện nay, bứa có giá dao động từ 35 nghìn đồng- 40 nghìn đồng/kg nhưng không có bứa để bán vì hiện tại, số lượng bứa rừng không còn nhiều do những năm gần đây cũng như nhiều loại cây quả dại khác, bứa rừng bị người dân phá bỏ để lấy đất trồng keo nên ngày một hiếm dần”- ông Hồ Văn Tiến ở xã Trà Lãnh (Tây Trà) cho biết.
Ông Tiến cho hay, để kiếm được nhiều bứa rừng về bán, phải đi lên tận vùng núi cao thì may ra mới tìm thấy. “Bứa rừng hái về là có thương lái đến tận nhà mua ngay với giá cao, nên những lúc nông nhàn, bà con chịu khó lên hái cũng được vài ba ký bứa, có được nguồn thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày”- ông Tiến bày tỏ.
Bên trong trái bứa rừng có những khía múi rất giống măng cụt. |
“Hàng rừng mà, mình không thể biết được số lượng về bao nhiêu vì còn phải phụ thuộc người đi hái được nhiều hay ít. Như tuần vừa rồi, tôi thu mua về hơn 50kg bứa rừng nhưng không đủ bán, vì số lượng người đặt mua khá lớn”- chị Nguyễn Thanh Huyền ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) cho hay.
Ở vùng sơn cước, “lộc trời” quanh năm, mùa nào thức ấy, cùng với các loại cây, rau ‘đặc sản’ khác thì vào mùa trái chín, cây bứa rừng góp phần mang lại niềm vui cho bà con đồng bào vùng cao, giúp họ có thêm nguồn thu nhập nhập đáng kể trang trải hàng ngày, vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống.
0 nhận xét: