Đã từ lâu Lê Đông Khê nổi tiếng ngọt thơm được biết đến là đặc sản Cao Bằng lừng danh khắp chốn. Lê Đông Khê được xem làm sản vật quý của núi rừng là niềm tự hào của người dân Cao Bằng.
Lê Đông Khê có vị ngọt, thơm và chát đặc trưng. Quả lê to, khi ăn cảm nhận vị ngọt thanh mềm nhưng lại dòn. Quả Lê chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe. Năm 2012, Lê Đông Khê lọt vào tốp 50 trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam bình chọn.
Lê là một loại đặc sản trái cây của vùng ôn đới nên thích hợp với điều kiện khí hậu tại tỉnh vùng cao Cao Bằng. Tại Cao Bằng, cây lê được trồng chủ yếu ở các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng…. Theo thống kê, tổng diện tích lê tại Cao Bằng hiện nay là 131,81ha, trong đó có 82,24ha cho thu hoạch với năng suất 3,18 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 260 tấn.
Trong đó Lê Đông Khê được trồng ở Thạch An là nổi tiếng nhất. Nó là loại lê ngon nhất trong các loại lê ở Cao Bằng. Lê Đông Khê là cây ăn quả dài ngày. 6-7 năm sau khi trồng cây mới cho quả. Cây lê có thể cho quả trong vòng vài chục năm thậm chí là hàng trăm năm.
Vào khoảng tháng 6-7 âm lịch là mùa Lê Đông Khê thu hoạch. Khắp Đông Khê tràn ngập mùi thơm quyến rũ của lê. Đến Đông Khê dịp này bạn sẽ có cơ hội thưởng thúc những quả lê chín cây mọng nước. Thế là bao nhiêu nóng nực mệt mỏi của mùa hè tiêu tan hết. Người dân Đông Khê vui mừng vì loại quả quý của họ được thị trường ưa chuộng. Đến vụ lê không có đủ để bán. Lái buôn tới tận vườn để thu mua
Nhận thấy những ưu thế nổi trội của Lê Đông Khê ở Cao Bằng. Tuy nhiên diện tích năng suất lại còn thấp. Cây lại đang trong tình trạng thoái hóa. Để bảo tồn và xây dựng thương hiệu lê Đông Khê, huyện Thạch An phối hợp với Viện Rau quả Hà Nội lựa chọn những cây đầu dòng để nghiên cứu và nhân giống trên diện rộng.
Tháng 5 vừa qua, đã tiến hành tuyển chọn được 15 cây lê ưu tú của các giống lê địa phương tại Đông Khê, Nguyên Bình, Bảo Lạc. Sau khi tuyển chọn và nhân giống, xã Thạch An sẽ làm khoảng 2 ha mô hình. Và từ mô hình sẽ nhân rộng ra các địa phương.
Đến vụ lê không có đủ để bán. Lái buôn tới tận vườn để thu mua. |
Tuy nhiên không phải xã nào ở Thạch An cũng trồng được lê. Chủ yếu tập trung ở thị trấn và các xã: Lê Lai, Đức Xuân, Danh Sỹ. Từ gốc mẹ được bình tuyển, lê Đông Khê sẽ nhân rộng bằng cách ghép và triển khai để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.
Huyện Thạch An tiếp tục nhân rộng mô hình trồng lê kết hợp với chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nông dân trồng lê đạt được hiệu quả cao nhất. Từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, giảm nghèo bền vững.
0 nhận xét: