Giá bán quá cao trong khi chi phí còn lớn đang là trở ngại lớn khiến xoài Việt Nam ế ẩm trên đất Mỹ trong vòng chưa đầy một tháng, kể từ khi chính thức được xuất khẩu sang thị trường này.
Tháng 2, ngành nông nghiệp Việt Nam vui mừng khi quả xoài chính thức được xuất khẩu sang Mỹ sau 10 năm đàm phán. Rất nhanh sau đó, sáng 18/4, lô hàng đầu tiên chính thức "lên đường" đến với đất Mỹ.
Trao đổi với người viết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả, cho biết hiện nay xoài Việt Nam đang tiêu thụ rất chậm tại thị trường Mỹ. "Nguyên nhân của tình trạng này là do chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ bảo quản không tốt, tỉ lệ hư hỏng, phải bỏ đi nhiều, lên tới 30 - 40%. Trong khi đó, số lượng quả chín nhiều, vỏ ngoài nhìn đẹp nhưng bên trong đã nẫu, tạo ấn tượng xấu đối với người tiêu dùng. Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu đạt chất lượng tốt nhất khi chưa chín hẳn. Nếu chín quá, xoài sẽ không còn ngon nữa", ông Nguyên chia sẻ.
Ngoài ra, giá xoài của Việt Nam tại thị trường Mỹ quá cao so với các đối thủ cạnh tranh khác cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng "ế" hàng tại Mỹ. Ông Nguyên cho biết, giá xoài của Việt Nam khoảng 80 USD/thùng, tức 8 USD/pound (1 pound = 0,45 kg, tương đương trọng lượng một trái xoài xuất khẩu sang Mỹ). Trong khi đó, xoài của Mexico có giá chỉ 11 USD/thùng.
Như vậy, giá xoài của Việt Nam cao tới gần gấp 8 lần so với xoài Mexico. Trong khi đó, chất lượng xoài Mexico ngang với xoài Cát Chu của Việt Nam.
Vậy tại sao giá xoài Việt Nam lại cao vậy? Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyên cho biết hiện có ba chi phí lớn khiến giá xoài ở Mỹ bị "đội" lên quá nhiều.
Đầu tiên là giá xoài nguyên liệu đầu vào cao. Giá xoài thu mua trong nước khoảng 2 - 3 USD/kg (tương đương khoảng 46.000 - 100.000 đồng/kg). Yếu tố thứ hai và cũng là điểm nghẽn lớn nhất đó chính chi phí chiếu xạ của Việt Nam quá cao, gấp tới 4 lần so với Thái Lan. Cụ thể, chi phí chiếu xạ 1kg xoài của Việt Nam là 1 USD trong khi Thái Lan chỉ 25 cent.
"Hiện nay, ở khu vực miền Nam chỉ có duy nhất một nhà máy chiếu xạ được đặt tại TP HCM . Công suất của nhà máy này còn nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải phải xếp hàng mới tới lượt mình. Ở ngoài miền Bắc cũng chỉ có một nhà máy nhưng công suất thậm chí còn bé hơn ở TP HCM. Những ngày nghỉ lễ, Tết dài ngày ở cả Việt Nam và Mỹ, nhà máy chiếu xạ cũng nghỉ theo khiến thời chờ đợi của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả càng kéo dài ", ông Nguyên nói.
Việc thiếu nhà máy chiếu xạ kéo theo hệ lụy nhiều lần doanh nghiệp bị "bể kèo" với các hãng vẫn chuyển hàng không. Vị đại diện Hiệp hội Rau quả cho biết, doanh nghiệp đăng kí với các hãng hàng không vận chuyển 3 - 4 tấn hàng. Tuy nhiên, đến giờ tập kết hàng, doanh nghiệp không có hàng để xuất đi do chưa chiếu xạ kịp.
Cuối cùng, chi phí vận chuyển rau quả của Việt Nam qua đường hàng không của Việt Nam cao tới gần gấp đôi so với Thái Lan. Nếu một kg rau quả của Thái Lan xuất sang Mỹ chỉ mất 1,5 USD thì con số này ở Việt Nam lên tới 2,5 - 3 USD/kg do chưa được bay thẳng sang Mỹ mà phải trung chuyển qua Hồng Kông, Đài Loan...
"Điều này không chỉ khiến chi phí vận chuyển tăng lên mà còn kéo dài thời gian giao hàng, ảnh hưởng tới chất lượng quả xoài" ông Nguyên nhận định. Vấn đề khoảng cách địa lý cũng như thời gian vận chuyển đang là trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Mỹ.
Trao đổi với chúng tôi bên lề một sự kiện thúc đẩy xuất khẩu nông sản diễn ra hồi đầu tháng 3, ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Vina T&T chuyên xuất khẩu hoa quả sang các thị trường lớn trong đó có Mỹ, cho biết: "Hoa quả xuất khẩu sang Mỹ nếu đi đường tàu sẽ mất 24 ngày để đến bang gần nhất. Còn đối với những bang ở xa, hoa quả Việt Nam khó tiếp cận do thời gian để đến đó dài hơn, trong khi thời lượng bảo quản chỉ có hạn".
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay, xoài Việt hiện nay tuy giá thành xuất khẩu khá cao nhưng nhìn chung sẽ có khả năng cạnh tranh nhất định so với xoài các nước, do có chất lượng ngon, tỷ lệ ngọt cao.
Tuy nhiên, thị trường Mỹ rất đặc biệt, bởi đây là thị trường có ảnh hưởng rất lớn từ nguồn trái cây tại Mexico, đất nước có sản lượng xoài lớn nhất khu vực châu Mỹ, với tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước khác với thị phần chiếm đông đảo. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng lượng nhập khẩu xoài của Mỹ khoảng hơn 400.000 tấn/năm. 99% tổng lượng nhập khẩu xoài vào Mỹ từ 6 nước gồm Mexico, Peru, Guatemala, Brazil, Haiti, Ecuador.
Ông Nguyên cho biết hiện nay các doanh nghiệp đang mong chờ vào tín hiệu mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ: "Nếu được bay thẳng, thời gian vận chuyển sẽ giảm từ 24h đồng hồ xuống chỉ còn 13 giờ".
Đối với việc giảm chi phí chiếu xạ, ông Nguyên bày tỏ mong muốn nhà nước có những chính sách yêu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng thêm nhà máy chiếu xạ. Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có nhiều sự lựa chọn hơn, từ đó được hưởng giá thành cạnh tranh hơn.
Để xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm thì cần chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, đặc biệt là tại các khu vực có cộng đồng người Á Châu và Mỹ La tinh mạnh mẽ.
Đồng thời cũng truyền tải các thông điệp khuyến khích người tiêu dùng tăng cường tiêu thụ xoài, trong đó cần nhấn mạnh hương thơm độc đáo của trái xoài, các giá trị dinh dưỡng và lợi ích về sức khoẻ mà xoài mang lại, song song với đó hướng dẫn cách sử dụng, chế biến quả xoài.
Lượng tiêu thụ xoài Việt Nam tại Mỹ có xu hướng giảm. |
Giá xoài Việt bán cao gấp gần 8 lần xoài Mexico nhưng chất lượng chưa tương xứng
Tháng 2, ngành nông nghiệp Việt Nam vui mừng khi quả xoài chính thức được xuất khẩu sang Mỹ sau 10 năm đàm phán. Rất nhanh sau đó, sáng 18/4, lô hàng đầu tiên chính thức "lên đường" đến với đất Mỹ.
Trao đổi với người viết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả, cho biết hiện nay xoài Việt Nam đang tiêu thụ rất chậm tại thị trường Mỹ. "Nguyên nhân của tình trạng này là do chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ bảo quản không tốt, tỉ lệ hư hỏng, phải bỏ đi nhiều, lên tới 30 - 40%. Trong khi đó, số lượng quả chín nhiều, vỏ ngoài nhìn đẹp nhưng bên trong đã nẫu, tạo ấn tượng xấu đối với người tiêu dùng. Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu đạt chất lượng tốt nhất khi chưa chín hẳn. Nếu chín quá, xoài sẽ không còn ngon nữa", ông Nguyên chia sẻ.
Ngoài ra, giá xoài của Việt Nam tại thị trường Mỹ quá cao so với các đối thủ cạnh tranh khác cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng "ế" hàng tại Mỹ. Ông Nguyên cho biết, giá xoài của Việt Nam khoảng 80 USD/thùng, tức 8 USD/pound (1 pound = 0,45 kg, tương đương trọng lượng một trái xoài xuất khẩu sang Mỹ). Trong khi đó, xoài của Mexico có giá chỉ 11 USD/thùng.
Như vậy, giá xoài của Việt Nam cao tới gần gấp 8 lần so với xoài Mexico. Trong khi đó, chất lượng xoài Mexico ngang với xoài Cát Chu của Việt Nam.
Giá xoài của Việt Nam tại thị trường Mỹ quá cao so với các đối thủ cạnh tranh. |
Ba yếu tố đẩy khiến giá xoài Việt Nam bị đội lên quá cao
Vậy tại sao giá xoài Việt Nam lại cao vậy? Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyên cho biết hiện có ba chi phí lớn khiến giá xoài ở Mỹ bị "đội" lên quá nhiều.
Đầu tiên là giá xoài nguyên liệu đầu vào cao. Giá xoài thu mua trong nước khoảng 2 - 3 USD/kg (tương đương khoảng 46.000 - 100.000 đồng/kg). Yếu tố thứ hai và cũng là điểm nghẽn lớn nhất đó chính chi phí chiếu xạ của Việt Nam quá cao, gấp tới 4 lần so với Thái Lan. Cụ thể, chi phí chiếu xạ 1kg xoài của Việt Nam là 1 USD trong khi Thái Lan chỉ 25 cent.
"Hiện nay, ở khu vực miền Nam chỉ có duy nhất một nhà máy chiếu xạ được đặt tại TP HCM . Công suất của nhà máy này còn nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải phải xếp hàng mới tới lượt mình. Ở ngoài miền Bắc cũng chỉ có một nhà máy nhưng công suất thậm chí còn bé hơn ở TP HCM. Những ngày nghỉ lễ, Tết dài ngày ở cả Việt Nam và Mỹ, nhà máy chiếu xạ cũng nghỉ theo khiến thời chờ đợi của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả càng kéo dài ", ông Nguyên nói.
Theo Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam, điều kiện để xoài được phép xuất khẩu vào Mỹ rất khắt khe từ khâu nhà vườn, đóng gói, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập...Cụ thể, vườn trồng, cơ sở xử lí và đóng gói phải được Cục Bảo vệ Thực vật và Văn phòng của Cục kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp mã số để quản lí và truy xuât nguồn gốc. Mọi lô hàng trước khi xuất khẩu phải được xử lí với liều tối thiểu 40 Gy, được Cục Bảo vệ Thực vật và APHIS kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Giá xoài Việt bán cao gấp gần 8 lần xoài Mexico nhưng chất lượng chưa tương xứng. |
Cuối cùng, chi phí vận chuyển rau quả của Việt Nam qua đường hàng không của Việt Nam cao tới gần gấp đôi so với Thái Lan. Nếu một kg rau quả của Thái Lan xuất sang Mỹ chỉ mất 1,5 USD thì con số này ở Việt Nam lên tới 2,5 - 3 USD/kg do chưa được bay thẳng sang Mỹ mà phải trung chuyển qua Hồng Kông, Đài Loan...
"Điều này không chỉ khiến chi phí vận chuyển tăng lên mà còn kéo dài thời gian giao hàng, ảnh hưởng tới chất lượng quả xoài" ông Nguyên nhận định. Vấn đề khoảng cách địa lý cũng như thời gian vận chuyển đang là trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Mỹ.
Trao đổi với chúng tôi bên lề một sự kiện thúc đẩy xuất khẩu nông sản diễn ra hồi đầu tháng 3, ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Vina T&T chuyên xuất khẩu hoa quả sang các thị trường lớn trong đó có Mỹ, cho biết: "Hoa quả xuất khẩu sang Mỹ nếu đi đường tàu sẽ mất 24 ngày để đến bang gần nhất. Còn đối với những bang ở xa, hoa quả Việt Nam khó tiếp cận do thời gian để đến đó dài hơn, trong khi thời lượng bảo quản chỉ có hạn".
Áp lực cạnh tranh từ 6 "ông lớn"
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay, xoài Việt hiện nay tuy giá thành xuất khẩu khá cao nhưng nhìn chung sẽ có khả năng cạnh tranh nhất định so với xoài các nước, do có chất lượng ngon, tỷ lệ ngọt cao.
Xoài Mexico nhập khẩu bày bán trong siêu thị Mỹ. |
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước khác với thị phần chiếm đông đảo. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng lượng nhập khẩu xoài của Mỹ khoảng hơn 400.000 tấn/năm. 99% tổng lượng nhập khẩu xoài vào Mỹ từ 6 nước gồm Mexico, Peru, Guatemala, Brazil, Haiti, Ecuador.
Chờ đợi tín hiệu tốt
Ông Nguyên cho biết hiện nay các doanh nghiệp đang mong chờ vào tín hiệu mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ: "Nếu được bay thẳng, thời gian vận chuyển sẽ giảm từ 24h đồng hồ xuống chỉ còn 13 giờ".
Đối với việc giảm chi phí chiếu xạ, ông Nguyên bày tỏ mong muốn nhà nước có những chính sách yêu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng thêm nhà máy chiếu xạ. Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có nhiều sự lựa chọn hơn, từ đó được hưởng giá thành cạnh tranh hơn.
Để xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm thì cần chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, đặc biệt là tại các khu vực có cộng đồng người Á Châu và Mỹ La tinh mạnh mẽ.
Đồng thời cũng truyền tải các thông điệp khuyến khích người tiêu dùng tăng cường tiêu thụ xoài, trong đó cần nhấn mạnh hương thơm độc đáo của trái xoài, các giá trị dinh dưỡng và lợi ích về sức khoẻ mà xoài mang lại, song song với đó hướng dẫn cách sử dụng, chế biến quả xoài.
0 nhận xét: