Đề tài “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh” vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu và đánh giá cao. Kết quả của đề tài giúp người trồng nâng cao giá trị quả táo, hướng đến xây dựng thương hiệu táo Cam Thành Nam.
Theo kỹ sư Bùi Văn Binh - Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao, chủ nhiệm đề tài, trước đây, cây táo Thái Lan vốn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng táo ở xã Cam Thành Nam. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở lại đây, việc trồng táo gặp nhiều khó khăn như: nắng hạn kéo dài thiếu nguồn nước tưới; sâu bệnh, nhất là ruồi đục trái phát sinh mạnh và khó kiểm soát. Do vậy, năng suất táo ngày càng thấp, việc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với liều lượng cao và liên tục đã làm giảm chất lượng sản phẩm táo khiến người tiêu dùng e ngại.
Từ thực tế đó, năm 2017, đề tài “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cam Thành Nam” được triển khai thực hiện. Qua 2 năm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 3 mô hình trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 6.000m2 tại thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam. Sau khi thu hoạch, năng suất tăng so với vườn táo đối chứng hơn 16%.
Cụ thể, 3 mô hình đã cho sản lượng 43 tấn táo tươi đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng táo đồng đều. Giá bán bình quân 6.500 đồng/kg, doanh thu gần 280 triệu đồng/3 mô hình. Đặc biệt, sản phẩm táo thu được tươi, sạch bệnh, không dư lượng thuốc BVTV và an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi nhuận tăng 84,5 triệu đồng/ha so với vườn táo đối chứng.
Cùng với đó, nhóm đề tài đã xây dựng được hệ thống tưới tiết kiệm nước cho 3 mô hình và hệ thống lưới ngăn côn trùng, tiết kiệm được khoảng 70 - 80% lượng nước tưới, giảm công chăm sóc 40%, giảm tiêu tốn điện năng tiêu thụ 42%, tỷ lệ gây hại của ruồi đục trái giảm 64%, giảm chi phí công và thuốc BVTV 50,8%.
Ông Hồ Văn Niệm - một trong những hộ tham gia mô hình trồng táo VietGAP cho biết: “Qua 2 năm trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP, tôi thấy năng suất táo cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống. Lợi nhuận tăng khoảng 80 triệu đồng/ha. Đặc biệt, quả táo thu được rất đồng đều, ít sâu bệnh nên hạn chế được thuốc BVTV, giá bán khá ổn định. Tôi dự định mở rộng thêm diện tích trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới”.
Hiện nay, đã có 24 cán bộ và người trồng táo trên địa bàn được tập huấn quy trình canh tác sản xuất táo theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp giấy chứng nhận. Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao phối hợp với UBND xã Cam Thành Nam, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân TP. Cam Ranh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 tổ chức hội nghị đầu bờ cho 150 lượt người về mô hình trồng táo VietGAP.
Đến nay, trên địa bàn xã có một số hộ trồng táo tham gia sản xuất theo hướng VietGAP; 1 hộ áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước với 3.000m2 và 39 hộ trồng táo với diện tích 17,5ha ứng dụng hệ thống lưới ngăn côn trùng. Hệ thống này đã giúp giảm khoảng 50% mức gây hại của ruồi đục trái, giảm sâu bệnh hại khác khoảng 18% và số lần phun thuốc giảm khoảng 45% (chỉ còn phun thuốc từ 3 - 4 lần/tháng thay vì 7 - 8 lần/tháng như trước đây). Theo các hộ gia đình, năng suất táo tăng khoảng 10%, giảm được chi phí, sản phẩm táo bán ra thị trường sạch hơn, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn cho cả người trồng táo.
Các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP để người dân áp dụng đảm bảo an toàn, sạch bệnh, không có dư lượng thuốc BVTV và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, giúp nâng cao giá trị cây táo, hướng đến xây dựng thương hiệu cho táo Cam Thành Nam.
Một mô hình trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cam Thành Nam. |
Từ thực tế đó, năm 2017, đề tài “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cam Thành Nam” được triển khai thực hiện. Qua 2 năm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 3 mô hình trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 6.000m2 tại thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam. Sau khi thu hoạch, năng suất tăng so với vườn táo đối chứng hơn 16%.
Cụ thể, 3 mô hình đã cho sản lượng 43 tấn táo tươi đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng táo đồng đều. Giá bán bình quân 6.500 đồng/kg, doanh thu gần 280 triệu đồng/3 mô hình. Đặc biệt, sản phẩm táo thu được tươi, sạch bệnh, không dư lượng thuốc BVTV và an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi nhuận tăng 84,5 triệu đồng/ha so với vườn táo đối chứng.
Kỹ sư Bùi Văn Binh: Hiện nay, Tổ liên kết sản xuất táo Cam Thành Nam đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 6.000m2, sản lượng 30 tấn táo tươi/năm, thời hạn 2 năm, từ tháng 6-2018 đến 6-2020.
Người dân tham gia hội nghị đầu bờ mô hình trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cam Thành Nam. |
Ông Hồ Văn Niệm - một trong những hộ tham gia mô hình trồng táo VietGAP cho biết: “Qua 2 năm trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP, tôi thấy năng suất táo cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống. Lợi nhuận tăng khoảng 80 triệu đồng/ha. Đặc biệt, quả táo thu được rất đồng đều, ít sâu bệnh nên hạn chế được thuốc BVTV, giá bán khá ổn định. Tôi dự định mở rộng thêm diện tích trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới”.
Hiện nay, đã có 24 cán bộ và người trồng táo trên địa bàn được tập huấn quy trình canh tác sản xuất táo theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp giấy chứng nhận. Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao phối hợp với UBND xã Cam Thành Nam, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân TP. Cam Ranh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 tổ chức hội nghị đầu bờ cho 150 lượt người về mô hình trồng táo VietGAP.
Đến nay, trên địa bàn xã có một số hộ trồng táo tham gia sản xuất theo hướng VietGAP; 1 hộ áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước với 3.000m2 và 39 hộ trồng táo với diện tích 17,5ha ứng dụng hệ thống lưới ngăn côn trùng. Hệ thống này đã giúp giảm khoảng 50% mức gây hại của ruồi đục trái, giảm sâu bệnh hại khác khoảng 18% và số lần phun thuốc giảm khoảng 45% (chỉ còn phun thuốc từ 3 - 4 lần/tháng thay vì 7 - 8 lần/tháng như trước đây). Theo các hộ gia đình, năng suất táo tăng khoảng 10%, giảm được chi phí, sản phẩm táo bán ra thị trường sạch hơn, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn cho cả người trồng táo.
Việc xây dựng thương hiệu táo Cam Thành Nam đang là mục tiêu của các cấp chính quyền địa phương. |
0 nhận xét: