Ở thôn Bình Nguyên, xã Đa Lộc (Ân Thi) nhiều người biết đến gia đình ông Đoàn Văn Hiểu bởi ông có mô hình trồng vải lai u, vải u trứng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi về thăm vườn sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap của ông Hiểu, những chùm quả to, mọng nước đang độ chín lúc lỉu trên cây trông thật thích mắt.
Dẫn khách thăm vườn, ông Hiểu chia sẻ, nhiều năm trước, gia đình ông trồng giống vải gai, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi biết ở xã Tam Đa (Phù Cừ) có mô hình trồng cây vải lai u, ông đã tìm đến tham quan, học tập. Với diện tích 2,7 mẫu ruộng, cách đây 7 năm, ông mạnh dạn chặt bỏ vườn vải gai và đầu tư trồng 240 cây vải lai u.
Để nắm được kỹ thuật trồng, ông đã tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, tham gia lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế. Sau gần 2 năm, vườn vải lai u của ông sinh trưởng tốt và cho thu hoạch.
Đặc biệt, ông Hiểu còn trồng 24 cây vải u trứng, là loại vải có nhiều ưu điểm như: quả to, mã đẹp, chất lượng vượt trội, được khách hàng ưa chuộng với giá bán cao hơn so với vải lai u.
Mặc dù năm nay thời tiết bất lợi cho cây vải, diện tích trồng vải của hầu hết các hộ đều đạt năng suất thấp hơn trung bình vài năm trước đây. Song vườn vải nhà ông Hiểu vẫn đạt năng suất tương đương năm trước, và cao hơn so với năng suất trung bình ở địa phương. Đó là nhờ các biện pháp kỹ thuật chăm bón cây vải mà ông Hiểu áp dụng trên diện tích trồng vải của gia đình mình.
Ông Hiểu tiết lộ, biện pháp khoanh cây vải được ông áp dụng vào thời điểm tháng 10 âm lịch, nguồn phân bón chủ yếu sử dụng cho cây vải là phân chuồng ủ hoai mục 6 tháng, mỗi năm chỉ bón hai lần (bón thúc mầm và bón thúc quả). Ngoài ra, ông bón thêm đạm, lân, kali.
Để phòng trừ sâu, bệnh, ông chủ yếu dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thuốc được phép sử dụng trên rau quả an toàn...) và cách ly trước thời điểm thu hoạch ít nhất 20 ngày để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Vụ vải này, gia đình ông Hiểu ước thu hoạch được từ 13 - 15 tấn quả vải lai u và 2 tấn quả vải u trứng, tương đương sản lượng năm ngoái. Không những không bị mất mùa, nhờ chăm sóc cẩn thận, quả vải của gia đình ông Hiểu còn cho chất lượng cao: không bị sâu đầu, quả to, mã đẹp, ngọt thơm nên được thương lái đến tận vườn thu mua. Với giá bán 20.000 đồng/kg quả vải lai u và 50.000 - 55.000 đồng/kg quả vải u trứng, vụ vải này, ông Hiểu ước thu khoảng 350 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Để cây vải ngày càng phát triển, giá trị cây vải ngày càng được nâng cao, ông Hiểu tiếp tục tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, học hỏi bí quyết của người trồng vải lâu năm trên quê hương mình để áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, ông nhiệt tình chia sẻ những kiến thức kỹ thuật chăm sóc cho các hộ trồng vải tại địa phương với mong muốn nông dân trồng vải có nhiều mùa bội thu hơn so với năm nay.
Thu hoạch vải u trứng ở vườn của gia đình ông Đoàn Văn Hiểu. |
Dẫn khách thăm vườn, ông Hiểu chia sẻ, nhiều năm trước, gia đình ông trồng giống vải gai, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi biết ở xã Tam Đa (Phù Cừ) có mô hình trồng cây vải lai u, ông đã tìm đến tham quan, học tập. Với diện tích 2,7 mẫu ruộng, cách đây 7 năm, ông mạnh dạn chặt bỏ vườn vải gai và đầu tư trồng 240 cây vải lai u.
Để nắm được kỹ thuật trồng, ông đã tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, tham gia lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế. Sau gần 2 năm, vườn vải lai u của ông sinh trưởng tốt và cho thu hoạch.
Đặc biệt, ông Hiểu còn trồng 24 cây vải u trứng, là loại vải có nhiều ưu điểm như: quả to, mã đẹp, chất lượng vượt trội, được khách hàng ưa chuộng với giá bán cao hơn so với vải lai u.
Mặc dù năm nay thời tiết bất lợi cho cây vải, diện tích trồng vải của hầu hết các hộ đều đạt năng suất thấp hơn trung bình vài năm trước đây. Song vườn vải nhà ông Hiểu vẫn đạt năng suất tương đương năm trước, và cao hơn so với năng suất trung bình ở địa phương. Đó là nhờ các biện pháp kỹ thuật chăm bón cây vải mà ông Hiểu áp dụng trên diện tích trồng vải của gia đình mình.
Vải u trứng mã đẹp, quả to, căng mọng, chất lượng thơm ngon, ngọt đượm. |
Để phòng trừ sâu, bệnh, ông chủ yếu dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thuốc được phép sử dụng trên rau quả an toàn...) và cách ly trước thời điểm thu hoạch ít nhất 20 ngày để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Vụ vải này, gia đình ông Hiểu ước thu hoạch được từ 13 - 15 tấn quả vải lai u và 2 tấn quả vải u trứng, tương đương sản lượng năm ngoái. Không những không bị mất mùa, nhờ chăm sóc cẩn thận, quả vải của gia đình ông Hiểu còn cho chất lượng cao: không bị sâu đầu, quả to, mã đẹp, ngọt thơm nên được thương lái đến tận vườn thu mua. Với giá bán 20.000 đồng/kg quả vải lai u và 50.000 - 55.000 đồng/kg quả vải u trứng, vụ vải này, ông Hiểu ước thu khoảng 350 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Để cây vải ngày càng phát triển, giá trị cây vải ngày càng được nâng cao, ông Hiểu tiếp tục tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, học hỏi bí quyết của người trồng vải lâu năm trên quê hương mình để áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, ông nhiệt tình chia sẻ những kiến thức kỹ thuật chăm sóc cho các hộ trồng vải tại địa phương với mong muốn nông dân trồng vải có nhiều mùa bội thu hơn so với năm nay.
0 nhận xét: