Những năm gần đây, anh Hà Văn Sinh, sinh năm 1969 (ấp Thiện Tánh, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú) được nhiều người biết đến với thành công từ việc mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trước đây, gia đình anh Sinh chỉ chuyên canh tác lúa, nhưng do đất bị nhiễm phèn nên năng suất thấp, cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn, nhờ được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi của chính quyền địa phương và tìm hiểu trên báo, đài về các mô hình làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật canh tác mãng cầu xiêm đã giúp anh có thêm động lực, niềm tin để chuyển đổi cây trồng.
Sau khi nắm vững kỹ thuật, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của những người đi trước. Năm 2014, anh Sinh đã mạnh dạn lên liếp một phần đất lúa và trồng thử nghiệm 200 gốc mãng cầu xiêm được mua ở tỉnh Hậu Giang. Trong quá trình sinh trưởng của mãng cầu, anh Sinh luôn tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn của ngành chuyên môn từ việc tưới nước, phun thuốc, bón phân đến khâu thụ phấn để cây cho trái… Nhờ vậy, chỉ hơn 2 năm sau, vườn mãng cầu của anh đã bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất ổn định, giá bán cao, lợi nhuận khá ngay vụ đầu tiên, là đòn bẩy cho anh quyết định chuyển đổi toàn bộ hơn 10 công tầm lớn đất trồng lúa sang trồng cây mãng cầu xiêm. Từ việc đi mua cây giống của người khác, anh Sinh đã tự nghiên cứu ươm hạt, tạo cây giống để gieo trồng nhằm giảm chi phí sản xuất cho gia đình.
Theo anh Sinh, mãng cầu xiêm thường cho trái 2 vụ. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, anh đã tìm ra bí quyết để thụ phấn cho cây mãng cầu ra trái nhiều và quanh năm. Nhờ phương pháp này mà vườn mãng cầu của anh cho năng suất khá cao. Hiện nay, gia đình anh Sinh có khoảng 700 gốc mãng cầu xiêm đang cho trái, bình quân mỗi năm 1 cây cho trái trên 60kg. Giá trái mãng cầu tăng giảm theo từng thời điểm, thấp nhất là 7.000 đồng/kg, cao nhất là dịp tết gần 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh Sinh có lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Tính ra cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Ông Thái Văn Mến - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban nhân dân ấp Thiện Tánh cho biết: “Mô hình trồng mãng cầu xiêm của gia đình anh Sinh đã đem lại nhiều hiệu quả, nhất là giúp cho địa phương thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, đây được xem là một hướng đi mới cho nông dân trong điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay”.
Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, với kinh nghiệm thực tế, cộng với kiến thức tiếp thu qua dự các lớp tập huấn của ngành chuyên môn, anh Sinh đã không ngần ngại chia sẻ, hướng dẫn lại cho bà con địa phương. Đồng thời, anh Sinh hiện còn là thành viên của Tổ hợp tác mãng cầu xiêm xã Thuận Hưng, là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Được biết, toàn huyện Mỹ Tú hiện có khoảng 10 ha trồng mãng cầu xiêm, nhưng tập trung nhiều nhất ở ấp Thiện Tánh, xã Thuận Hưng.
Mô hình trồng mãng cầu xiêm đang là mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Tú phối hợp với các sở, ban ngành hữu quan mở nhiều đợt chuyển giao khoa học kỹ thuật, không chỉ riêng ở Thuận Hưng mà còn nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ vốn, đầu tư cải tạo, thành lập đoàn cho nông dân đi đến các tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời đảm bảo đầu ra sản phẩm để tránh tình trạng nông dân được mùa rớt giá.
Hiệu quả cao mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm. |
Sau khi nắm vững kỹ thuật, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của những người đi trước. Năm 2014, anh Sinh đã mạnh dạn lên liếp một phần đất lúa và trồng thử nghiệm 200 gốc mãng cầu xiêm được mua ở tỉnh Hậu Giang. Trong quá trình sinh trưởng của mãng cầu, anh Sinh luôn tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn của ngành chuyên môn từ việc tưới nước, phun thuốc, bón phân đến khâu thụ phấn để cây cho trái… Nhờ vậy, chỉ hơn 2 năm sau, vườn mãng cầu của anh đã bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất ổn định, giá bán cao, lợi nhuận khá ngay vụ đầu tiên, là đòn bẩy cho anh quyết định chuyển đổi toàn bộ hơn 10 công tầm lớn đất trồng lúa sang trồng cây mãng cầu xiêm. Từ việc đi mua cây giống của người khác, anh Sinh đã tự nghiên cứu ươm hạt, tạo cây giống để gieo trồng nhằm giảm chi phí sản xuất cho gia đình.
Theo anh Sinh, mãng cầu xiêm thường cho trái 2 vụ. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, anh đã tìm ra bí quyết để thụ phấn cho cây mãng cầu ra trái nhiều và quanh năm. Nhờ phương pháp này mà vườn mãng cầu của anh cho năng suất khá cao. Hiện nay, gia đình anh Sinh có khoảng 700 gốc mãng cầu xiêm đang cho trái, bình quân mỗi năm 1 cây cho trái trên 60kg. Giá trái mãng cầu tăng giảm theo từng thời điểm, thấp nhất là 7.000 đồng/kg, cao nhất là dịp tết gần 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh Sinh có lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Tính ra cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Anh Hà Văn Sinh ở ấp Thiện Tánh, xã Thuận Hưng bên vườn mãng cầu xiêm. |
Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, với kinh nghiệm thực tế, cộng với kiến thức tiếp thu qua dự các lớp tập huấn của ngành chuyên môn, anh Sinh đã không ngần ngại chia sẻ, hướng dẫn lại cho bà con địa phương. Đồng thời, anh Sinh hiện còn là thành viên của Tổ hợp tác mãng cầu xiêm xã Thuận Hưng, là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Được biết, toàn huyện Mỹ Tú hiện có khoảng 10 ha trồng mãng cầu xiêm, nhưng tập trung nhiều nhất ở ấp Thiện Tánh, xã Thuận Hưng.
Mô hình trồng mãng cầu xiêm đang là mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Tú phối hợp với các sở, ban ngành hữu quan mở nhiều đợt chuyển giao khoa học kỹ thuật, không chỉ riêng ở Thuận Hưng mà còn nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ vốn, đầu tư cải tạo, thành lập đoàn cho nông dân đi đến các tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời đảm bảo đầu ra sản phẩm để tránh tình trạng nông dân được mùa rớt giá.
0 nhận xét: