Hơn một tuần nay, các xứ đồng chân vàn cao ở các xã Gia Tiến, Gia Phương và Gia Thắng (Gia Viễn) nông dân tích cực ra đồng thu hái dưa bở, dưa lê. Hiện nay là thời điểm chính vụ thu hoạch dưa, nên nhộn nhịp người mua, kẻ bán. So với năm trước, bình quân năng suất dưa vụ này cao hơn 2 tấn/ha, ước đạt khoảng 19 tấn/ha.
Dân gian có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”- đó là kinh nghiệm nói đến yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất. Điều này rất đúng với huyện Gia Viễn vụ đông xuân này. Vì, vụ này ít mưa, diện tích trồng cây dưa đều cho sai quả. Dưa bở có nhiều quả to, không bị nứt, bị vỡ như nhiều năm. Dưa chuột ít bị đui, bị chột. Trồng dưa đòi hỏi sự cần mẫn, chịu khó bám diết ngoài đồng ruộng, tuy có vất vả, nhưng đến vụ thu hái quả, ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi.
Tại xứ đồng Giếng Hiền, bác Nguyễn Khắc Hùng ở HTX nông nghiệp Gia Tiến vui vẻ cho biết: Dưa là loại cây trồng ưa chân đất vàn cao. Mặc dù chi phí đầu tư sản xuất thấp, nhưng rất cần có kinh nghiệm. Trồng dưa phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. So với trồng lúa, chi phí sản xuất dưa bở, dưa lê hay dưa chuột... thấp hơn nhiều.
Được biết, gần 10 năm nay, ở vụ xuân, một số nông dân trồng thử nghiệm giống dưa bở trên những thửa ruộng vàn cao, thường xuyên khô hạn. Kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên. Để minh chứng việc trồng dưa cho kinh tế lãi hơn trồng lúa, chúng tôi dành cả buổi chiều lang thang như những người đi mua dưa ở các xứ đồng thuộc xã Gia Tiến, Gia Thắng.
Chiều nay, gia đình chị Nguyễn Thu Trinh (HTX Gia Tiến, Gia Viễn) có hẹn hái, cân dưa ngay tại đầu ruộng cho khách hàng đến mua buôn. Như đã hẹn, đúng giờ, khách hàng đến từ thị trấn Me xuống lấy. Gia đình thu hoạch được 37 kg dưa lê với giá 9 nghìn đồng/kg và 68 kg dưa bở với giá 5 nghìn đồng/kg. Chị Trinh cho biết, hơn 6 ngày nay, cả 2 loại dưa gia đình đã bắt đầu cho thu hoạch. Bình quân mỗi ngày thu về xấp xỉ 1 triệu đồng.
Trao đổi với Ban quản trị một số HTX nông nghiệp ở xã Gia Tiến, Gia Phương, được biết, ngoài vụ dưa chính (từ tháng 1 đến tháng 5), nông dân các xã Gia Tiến, Gia Phương,… còn trồng vụ dưa trái vụ. Thời điểm này, bên cạnh những luống dưa bở vừa được thu hái, đã có những luống được làm đất, ươm bô dưa lê vừa mới được hạ trồng. Sau 2 vụ dưa, bà con nông dân tiếp tục trồng lúa, sau đó trồng cây màu vụ đông, tính trung bình mỗi năm bà con có thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/sào, tương đương với 130 - 150 triệu đồng/ha/năm.
Hiện tại ở Gia Viễn có gần 70 ha ở các xã đã áp dụng công thức 2 vụ dưa, 1 vụ lúa và 1 vụ cây màu, nhờ đó bà con có thu nhập cao. Nếu được mùa, trung bình một vụ lúa nông dân chỉ lãi khoảng 200.000 đồng/sào. Trung bình mỗi gia đình có khoảng 4 sào ruộng, vậy là hơn 3 tháng mới có 800.000 đồng.
Trong khi được mùa dưa (đạt sản lượng và được giá), mỗi 1 sào dưa bở cho năng suất từ 700- 800 kg/sào, bán tại ruộng từ 5.000- 6.000 đồng/kg. Chi phí sản xuất (làm đất, giống, phân bón…) khoảng 400.000 đồng/sào, nông dân thu lãi 1,7 triệu đồng, cao hơn 4 lần so với giá trị trồng lúa.
Bàn về giá trị hàng hóa cây dưa đã và đang mang lại, đồng chí Bùi An Khang, Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn cho biết: Vụ đông xuân 2018-2019, toàn huyện trồng được 7.015 ha, trong đó cây lúa là 6.384 ha, cây dưa các loại là 66,7 ha (cây dưa bở có 57,5 ha, cây dưa lê có 9,2 ha). Trong các loại cây màu trên địa bàn huyện, ngoài cây cà chua, dưa chuột, thì dưa bở và dưa lê được đánh giá là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong ngành trồng trọt.
Hiện nay, diện tích 2 loại cây dưa này đang cho thu hoạch, tập trung ở các xã Gia Thắng 15 ha, xã Gia Tiến 17,1 ha và xã Gia Phương có 33 ha. Thống kê sơ bộ cho thấy, năng suất cây dưa ước đạt khoảng 19 tấn/ha, cao hơn so với cùng kỳ là 2 tấn/ha. Giá trị kinh tế mang lại trung bình khoảng 4,5 triệu đồng/sào (tương đương 125 triệu đồng/ha).
Thực tế cho thấy, ở huyện Gia Viễn có thể mở rộng hơn nữa diện tích thâm canh luân vụ để tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, việc gieo trồng là do tự phát của người dân, tiêu thụ sản phẩm cũng tự tìm đầu mối, nên vẫn còn tình trạng “được mùa, mất giá”.
Bằng chứng là trên 3 sào ruộng, bác Nguyễn Khắc Hùng ở HTX nông nghiệp Gia Tiến trồng 2 sào dưa bở và 1 sào dưa lê. Kết thúc lứa dưa chuột, lại đến thu hoạch dưa bở, dưa lê. Chỉ 15 ngày nữa, gia đình bác Hùng lại có lứa dưa chuột cho thu hái quả.
Giải thích vì sao lại có chuyện vụ dưa gối vụ dưa như thế, ông Đỗ Văn Cảnh, Giám đốc HTX nông nghiệp Gia Tiến cho biết: Nông sản của nhà nông mỗi khi xuất bán phụ thuộc vào thương lái nên khó tránh khỏi chuyện bị ép giá cả khi chính vụ…
Thương lái thu mua dưa bở tại ruộng ở xã Gia Tiến (Gia Viễn). |
Tại xứ đồng Giếng Hiền, bác Nguyễn Khắc Hùng ở HTX nông nghiệp Gia Tiến vui vẻ cho biết: Dưa là loại cây trồng ưa chân đất vàn cao. Mặc dù chi phí đầu tư sản xuất thấp, nhưng rất cần có kinh nghiệm. Trồng dưa phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. So với trồng lúa, chi phí sản xuất dưa bở, dưa lê hay dưa chuột... thấp hơn nhiều.
Được biết, gần 10 năm nay, ở vụ xuân, một số nông dân trồng thử nghiệm giống dưa bở trên những thửa ruộng vàn cao, thường xuyên khô hạn. Kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên. Để minh chứng việc trồng dưa cho kinh tế lãi hơn trồng lúa, chúng tôi dành cả buổi chiều lang thang như những người đi mua dưa ở các xứ đồng thuộc xã Gia Tiến, Gia Thắng.
Chiều nay, gia đình chị Nguyễn Thu Trinh (HTX Gia Tiến, Gia Viễn) có hẹn hái, cân dưa ngay tại đầu ruộng cho khách hàng đến mua buôn. Như đã hẹn, đúng giờ, khách hàng đến từ thị trấn Me xuống lấy. Gia đình thu hoạch được 37 kg dưa lê với giá 9 nghìn đồng/kg và 68 kg dưa bở với giá 5 nghìn đồng/kg. Chị Trinh cho biết, hơn 6 ngày nay, cả 2 loại dưa gia đình đã bắt đầu cho thu hoạch. Bình quân mỗi ngày thu về xấp xỉ 1 triệu đồng.
Cây dưa bở đã cho nhiều hộ nông dân ở Gia Viễn mức thu nhập cao. |
Hiện tại ở Gia Viễn có gần 70 ha ở các xã đã áp dụng công thức 2 vụ dưa, 1 vụ lúa và 1 vụ cây màu, nhờ đó bà con có thu nhập cao. Nếu được mùa, trung bình một vụ lúa nông dân chỉ lãi khoảng 200.000 đồng/sào. Trung bình mỗi gia đình có khoảng 4 sào ruộng, vậy là hơn 3 tháng mới có 800.000 đồng.
Trong khi được mùa dưa (đạt sản lượng và được giá), mỗi 1 sào dưa bở cho năng suất từ 700- 800 kg/sào, bán tại ruộng từ 5.000- 6.000 đồng/kg. Chi phí sản xuất (làm đất, giống, phân bón…) khoảng 400.000 đồng/sào, nông dân thu lãi 1,7 triệu đồng, cao hơn 4 lần so với giá trị trồng lúa.
Bàn về giá trị hàng hóa cây dưa đã và đang mang lại, đồng chí Bùi An Khang, Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn cho biết: Vụ đông xuân 2018-2019, toàn huyện trồng được 7.015 ha, trong đó cây lúa là 6.384 ha, cây dưa các loại là 66,7 ha (cây dưa bở có 57,5 ha, cây dưa lê có 9,2 ha). Trong các loại cây màu trên địa bàn huyện, ngoài cây cà chua, dưa chuột, thì dưa bở và dưa lê được đánh giá là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong ngành trồng trọt.
Nông dân xã Gia Phương thu hoạch dưa bở. |
Thực tế cho thấy, ở huyện Gia Viễn có thể mở rộng hơn nữa diện tích thâm canh luân vụ để tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, việc gieo trồng là do tự phát của người dân, tiêu thụ sản phẩm cũng tự tìm đầu mối, nên vẫn còn tình trạng “được mùa, mất giá”.
Bằng chứng là trên 3 sào ruộng, bác Nguyễn Khắc Hùng ở HTX nông nghiệp Gia Tiến trồng 2 sào dưa bở và 1 sào dưa lê. Kết thúc lứa dưa chuột, lại đến thu hoạch dưa bở, dưa lê. Chỉ 15 ngày nữa, gia đình bác Hùng lại có lứa dưa chuột cho thu hái quả.
Giải thích vì sao lại có chuyện vụ dưa gối vụ dưa như thế, ông Đỗ Văn Cảnh, Giám đốc HTX nông nghiệp Gia Tiến cho biết: Nông sản của nhà nông mỗi khi xuất bán phụ thuộc vào thương lái nên khó tránh khỏi chuyện bị ép giá cả khi chính vụ…
Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và uy tín về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó đem lại giá trị hàng hóa thì buộc phải có thương hiệu, giữ gìn thương hiệu. Nông sản xuất bán phải từ những nông dân chuyên tâm trồng dưa, những người theo dõi thường xuyên tình hình sâu bệnh trên các giống dưa, nếu có dấu hiện sâu bệnh thì phun thuốc phòng bệnh theo chỉ định (đúng thuốc, đúng thời điểm...).
0 nhận xét: