Những ngày qua, các hộ ở vùng trồng dứa trọng điểm như Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát đứng ngồi không yên vì hàng trăm ha dứa đã chín rộ nhưng không thể thu hoạch để bán vì giá dứa quả xuống thấp thảm hại. Nguy cơ một vụ dứa thất bại đã hiện hữu.
Đưa phóng viên đến nương dứa hơn 1,5 ha ở thôn Na Lốc 3 (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương) của gia đình, anh Giàng Dùng cho biết: Mấy ngày nay tôi mất ăn, mất ngủ vì xót công, xót của bỏ ra vun trồng mà bây giờ không biết bán dứa cho ai. Từ sau tết Kỷ Hợi, các nhà máy chế biến dứa ở dưới xuôi và bên nước bạn Trung Quốc đã dừng thu mua dứa. Tổng sản lượng dứa ở các nương của gia đình cộng lại là gần 40 tấn quả nhưng xem ra cơ hội bán được là rất thấp, dứa đã chín vàng nên thương lái không mua. “Không chỉ gia đình tôi mà trong thôn Na Lốc 3 hiện có vài chục ha dứa của các hộ có nguy cơ bỏ thối vì không biết bán cho ai”, anh Dùng nói.
May mắn hơn các hộ trồng dứa ở thôn Na Lốc 3, gia đình bà Sùng Thị Tra, thôn Na Lốc 4 cùng xã đã có thương lái người Trung Quốc đến mua dứa. Nhưng khác với năm trước, vụ dứa này thương lái Trung Quốc đặt ra điều kiện rất lạ là chỉ mua quả dứa từ 0,6 kg trở lên và mức độ chín đạt dưới 20%, giá thu mua là 2.500 đồng/kg.
Bà Tra cho biết, năm nay gia đình bà trồng 7 vạn cây dứa, ước sản lượng trên 60 tấn dứa quả và hiện dứa đã chín rộ. Tuy nhiên, nếu bán theo kiểu chọn quả mà thương lái Trung Quốc đưa ra thì chắc chỉ bán được 40 tấn. Biết là bị ép giá và lỗ vốn nhưng bà đành chấp nhận thuê người hái bán nếu không muốn để dứa thối. Đã có những năm, tình trạng giá dứa quả xuống thấp gây thiệt hại nhưng chưa bao giờ người trồng dứa ở Bản Lầu lại điêu đứng như năm nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Cư Trứ, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Xã có 16/21 thôn trồng dứa với diện tích trên 700 ha; sản lượng trung bình vụ đầu năm gần 10 nghìn tấn quả. Do giá dứa xuống thấp và tiêu thụ khó nên nhiều hộ phải để dứa thối trên đồi hoặc hái rồi đem đổ bỏ. Dự tính, năm nay người trồng dứa ở Bản Lầu sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Tại huyện Bảo Thắng, tình trạng dứa quả đến vụ thu hoạch nhưng không bán được cũng đang diễn ra ở 2 xã trọng điểm là Bản Phiệt và Bản Cầm. Ông Đào Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bản Phiệt cho biết: Hiện xã có hơn 210 ha dứa và diện tích dứa đang đến kỳ cho thu hoạch có sản lượng ước gần 1.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay người dân mới bán được hơn nửa, số còn lại chưa có ai thu mua. Nhiều hộ tiếc của đã tự thu hoạch, sau đó mang ra thành phố Lào Cai và ven Quốc lộ 70, 4D, 4E để bán lẻ, nhưng lượng tiêu thụ không được nhiều.
Hiện đang là thời điểm giữa vụ thu hoạch dứa, tuy nhiên giá dứa thấp, khoảng 1.500 đến 2.500 đồng/kg, bằng 1/3 năm trước.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở hầu hết các địa phương trồng dứa như Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát… đang diễn ra cảnh nhiều diện tích dứa đến vụ thu hoạch nhưng không bán được với số lượng lên đến hàng nghìn tấn quả.
Kể từ đầu vụ thu hoạch dứa năm 2019, đã có những tư thương, doanh nghiệp trong tỉnh thu mua dứa cho nông dân, tuy nhiên mới chỉ thu gom bán cho các siêu thị và chợ đầu mối các tỉnh, còn các nhà máy chế biến dứa thì lượng tiêu thụ không lớn. Bởi, theo yêu cầu các nhà máy chế biến lớn, nguồn dứa đầu vào phải đảm bảo sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải có truy xuất nguồn gốc được cơ quan chức năng chứng nhận, trong khi dứa của Lào Cai chưa đáp ứng được các tiêu chí này.
Là chủ doanh nghiệp đang tổ chức tiêu thụ dứa cho nông dân, bà Vũ Tuyết Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Ngọc cho biết: Doanh nghiệp đã cố gắng liên hệ với các nhà máy chế biến dứa trong nước, tất cả đều sẵn sàng thu mua dứa nhưng lại đặt ra yêu cầu rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện doanh nghiệp đang lấy mẫu dứa ở một số địa phương mang đi kiểm định chất lượng, nếu đạt yêu cầu mới thu mua. Trong khi chờ đợi kết quả, doanh nghiệp vẫn thu mua để cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng trong nước song lượng mua không nhiều, khoảng 30 - 50 tấn/ngày.
Theo ông Vương Tiến Sỹ, Giám đốc Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm nay giá dứa quả ở các địa phương trong tỉnh sụt giảm và không tiêu thụ được do nhiều nguyên nhân, nhưng cốt yếu nhất là do cung vượt cầu. Diện tích dứa năm sau tăng hơn năm trước hàng trăm ha khiến sản lượng cũng tăng lên vài trăm tấn, trong khi thị trường tiêu thụ không tăng. Đặc biệt, năm nay các doanh nghiệp chế biến phía Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính) ngừng thu mua dứa của Lào Cai vì hầu hết diện tích dứa của tỉnh chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc và chưa thực hiện quy trình kỹ thuật trồng dứa an toàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến trong nước cũng thận trọng trong việc mua dứa.
Tổng diện tích dứa của tỉnh là 1.180 ha. Dứa được trồng tập trung chủ yếu tại các xã: Bản Lầu, Nậm Chảy, Lùng Vai (huyện Mường Khương), Bản Phiệt, Bản Cầm (huyện Bảo Thắng), Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) và một số xã của thành phố Lào Cai. Năng suất dứa năm nay bình quân đạt hơn 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 23.000 tấn. Dứa được mùa nhưng giá bán lại rất bấp bênh, vào chính vụ có những thời điểm giá dứa chỉ đạt 1.500 đồng/kg, thậm chí không có tiểu thương hay doanh nghiệp đến thu mua.
Có thể thấy, diện tích dứa trong tỉnh rất lớn nhưng hầu hết người dân trồng dứa theo phong trào mà không có ký kết bao tiêu sản phẩm với bất kỳ doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời cũng chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản, trong khi hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến, các siêu thị khi thu mua dứa coi đây là yêu cầu bắt buộc. Việc giá dứa sụt giảm và tiêu thụ bấp bênh có thể còn diễn ra ở những năm tiếp theo nếu như người trồng dứa vẫn duy trì lối sản xuất cũ và cơ quan chức năng không có giải pháp về quy hoạch vùng trồng dứa hay cơ cấu lại diện tích đã có.
Về lâu dài, để cây dứa phát triển ổn định và người trồng dứa không rơi vào cảnh “được mùa - mất giá”, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cần rà soát, xác định các vùng trồng dứa có lợi thế nhằm cơ cấu lại diện tích, đồng thời có hỗ trợ, hướng dẫn người dân sản xuất dứa theo quy trình an toàn, khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tổ chức đăng ký truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản cho quả dứa. Bên cạnh đó, người trồng dứa cần ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển việc ra hoa, rải vụ thu hoạch dứa quanh năm, tránh tình trạng dư thừa khi dứa vào chính vụ.
Nông dân xã Bản Phiệt (Bảo Thắng) thiệt hại nặng vì dứa mất giá. |
Xót xa nhìn dứa ế
Đưa phóng viên đến nương dứa hơn 1,5 ha ở thôn Na Lốc 3 (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương) của gia đình, anh Giàng Dùng cho biết: Mấy ngày nay tôi mất ăn, mất ngủ vì xót công, xót của bỏ ra vun trồng mà bây giờ không biết bán dứa cho ai. Từ sau tết Kỷ Hợi, các nhà máy chế biến dứa ở dưới xuôi và bên nước bạn Trung Quốc đã dừng thu mua dứa. Tổng sản lượng dứa ở các nương của gia đình cộng lại là gần 40 tấn quả nhưng xem ra cơ hội bán được là rất thấp, dứa đã chín vàng nên thương lái không mua. “Không chỉ gia đình tôi mà trong thôn Na Lốc 3 hiện có vài chục ha dứa của các hộ có nguy cơ bỏ thối vì không biết bán cho ai”, anh Dùng nói.
May mắn hơn các hộ trồng dứa ở thôn Na Lốc 3, gia đình bà Sùng Thị Tra, thôn Na Lốc 4 cùng xã đã có thương lái người Trung Quốc đến mua dứa. Nhưng khác với năm trước, vụ dứa này thương lái Trung Quốc đặt ra điều kiện rất lạ là chỉ mua quả dứa từ 0,6 kg trở lên và mức độ chín đạt dưới 20%, giá thu mua là 2.500 đồng/kg.
Bà Tra cho biết, năm nay gia đình bà trồng 7 vạn cây dứa, ước sản lượng trên 60 tấn dứa quả và hiện dứa đã chín rộ. Tuy nhiên, nếu bán theo kiểu chọn quả mà thương lái Trung Quốc đưa ra thì chắc chỉ bán được 40 tấn. Biết là bị ép giá và lỗ vốn nhưng bà đành chấp nhận thuê người hái bán nếu không muốn để dứa thối. Đã có những năm, tình trạng giá dứa quả xuống thấp gây thiệt hại nhưng chưa bao giờ người trồng dứa ở Bản Lầu lại điêu đứng như năm nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Cư Trứ, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Xã có 16/21 thôn trồng dứa với diện tích trên 700 ha; sản lượng trung bình vụ đầu năm gần 10 nghìn tấn quả. Do giá dứa xuống thấp và tiêu thụ khó nên nhiều hộ phải để dứa thối trên đồi hoặc hái rồi đem đổ bỏ. Dự tính, năm nay người trồng dứa ở Bản Lầu sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Nhiều gia đình phải đổ bỏ dứa vì hái rồi mà không bán được. |
Hiện đang là thời điểm giữa vụ thu hoạch dứa, tuy nhiên giá dứa thấp, khoảng 1.500 đến 2.500 đồng/kg, bằng 1/3 năm trước.
Bao giờ hết cảnh “được mùa - mất giá”?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở hầu hết các địa phương trồng dứa như Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát… đang diễn ra cảnh nhiều diện tích dứa đến vụ thu hoạch nhưng không bán được với số lượng lên đến hàng nghìn tấn quả.
Kể từ đầu vụ thu hoạch dứa năm 2019, đã có những tư thương, doanh nghiệp trong tỉnh thu mua dứa cho nông dân, tuy nhiên mới chỉ thu gom bán cho các siêu thị và chợ đầu mối các tỉnh, còn các nhà máy chế biến dứa thì lượng tiêu thụ không lớn. Bởi, theo yêu cầu các nhà máy chế biến lớn, nguồn dứa đầu vào phải đảm bảo sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải có truy xuất nguồn gốc được cơ quan chức năng chứng nhận, trong khi dứa của Lào Cai chưa đáp ứng được các tiêu chí này.
Người trồng dứa đang không biết phải làm gì vì dứa không bán được. |
Theo ông Vương Tiến Sỹ, Giám đốc Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm nay giá dứa quả ở các địa phương trong tỉnh sụt giảm và không tiêu thụ được do nhiều nguyên nhân, nhưng cốt yếu nhất là do cung vượt cầu. Diện tích dứa năm sau tăng hơn năm trước hàng trăm ha khiến sản lượng cũng tăng lên vài trăm tấn, trong khi thị trường tiêu thụ không tăng. Đặc biệt, năm nay các doanh nghiệp chế biến phía Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính) ngừng thu mua dứa của Lào Cai vì hầu hết diện tích dứa của tỉnh chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc và chưa thực hiện quy trình kỹ thuật trồng dứa an toàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến trong nước cũng thận trọng trong việc mua dứa.
Tổng diện tích dứa của tỉnh là 1.180 ha. Dứa được trồng tập trung chủ yếu tại các xã: Bản Lầu, Nậm Chảy, Lùng Vai (huyện Mường Khương), Bản Phiệt, Bản Cầm (huyện Bảo Thắng), Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) và một số xã của thành phố Lào Cai. Năng suất dứa năm nay bình quân đạt hơn 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 23.000 tấn. Dứa được mùa nhưng giá bán lại rất bấp bênh, vào chính vụ có những thời điểm giá dứa chỉ đạt 1.500 đồng/kg, thậm chí không có tiểu thương hay doanh nghiệp đến thu mua.
Có thể thấy, diện tích dứa trong tỉnh rất lớn nhưng hầu hết người dân trồng dứa theo phong trào mà không có ký kết bao tiêu sản phẩm với bất kỳ doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời cũng chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản, trong khi hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến, các siêu thị khi thu mua dứa coi đây là yêu cầu bắt buộc. Việc giá dứa sụt giảm và tiêu thụ bấp bênh có thể còn diễn ra ở những năm tiếp theo nếu như người trồng dứa vẫn duy trì lối sản xuất cũ và cơ quan chức năng không có giải pháp về quy hoạch vùng trồng dứa hay cơ cấu lại diện tích đã có.
Nhiều hộ dân xã Bản Lầu lao đao vì dứa ế. |
0 nhận xét: