Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Câu chuyện về tỷ phú quýt sạch ở xã Phú Lý

Từ 200 gốc quýt trồng để “ăn chơi”, anh Hà Thắng (37 tuổi), ấp Lý Lịch 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu đã hình thành ý tưởng trồng quýt sạch để làm giàu. Sau 6 năm khởi nghiệp, vườn quýt sạch hiện mang lại cho anh Thắng nguồn thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
đặc sản Đồng Nai, trái cây Đồng Nai, trái cây miệt vườn, trái cây miền Đông, quýt hữu cơ, quýt organic, quýt sạch Phú Lý, quýt sạch Vĩnh Cửu, quýt sạch Đồng Nai, quýt sạch miền Đông, trồng quýt sạch
Anh Hà Thắng bên vườn quýt sạch hữu cơ trĩu quả.

Chọn hướng đi riêng


Cũng như đa số hộ dân ở xã Phú Lý, cuộc sống của gia đình anh Hà Thắng từ lâu đã gắn liền với cây xoài. Với 3 ha đất, mỗi năm, anh Thắng có nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ vườn xoài. 6 năm trước, giá xoài bắt đầu sụt giảm, cũng như nhiều hộ trồng xoài ở đây, anh Thắng đã tính đến chuyện chuyển đổi cây trồng. Đang lúc loay hoay lựa chọn thì anh nghe nhiều người kể về những vườn quýt, vườn cam thu tiền tỷ ở xã Hiếu Liêm bên cạnh. Sau khi trực tiếp đi tìm hiểu, anh quyết định chuyển sang trồng quýt.

Thực ra, lúc đó cây quýt không lạ đối với tôi vì trong khu vườn xoài của mình, tôi có để dành ít đất trồng 200 gốc quýt với mục đích “ăn chơi”. Năm 2013, tôi quyết định cưa bỏ toàn bộ vườn xoài chuyển sang trồng quýt”, anh Thắng nhớ lại.

Tuy nhiên, khác với phần lớn nhà vườn trong khu vực chọn cách trồng quýt truyền thống, sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, anh Thắng chọn hướng đi riêng: trồng quýt sạch.

Chia sẻ về lý do chọn hướng đi khó khăn này, anh Thắng cho hay, đó là sự lựa chọn mang tính đường dài. Bởi theo anh Thắng, nông nghiệp sạch trước sau cũng sẽ phát triển rộng rãi do thu nhập xã hội ngày càng tăng thì yêu cầu về cái ăn cũng sẽ đòi hỏi ngày càng  cao. Dù bước đầu có gặp nhiều khó khăn nhưng làm nông nghiệp sạch lại rất triển vọng về lâu dài.
đặc sản Đồng Nai, trái cây Đồng Nai, trái cây miệt vườn, trái cây miền Đông, quýt hữu cơ, quýt organic, quýt sạch Phú Lý, quýt sạch Vĩnh Cửu, quýt sạch Đồng Nai, quýt sạch miền Đông, trồng quýt sạch
Anh Hà Thắng chọn hướng đi riêng cho mình là trồng quýt sạch.
Ngoài ra, một lý do đặc biệt khiến anh Thắng lựa chọn trồng quýt theo quy trình sạch xuất phát từ “tự ái” của bản thân. Sự “tự ái” này bắt nguồn từ 200 gốc quýt mà anh trồng “ăn chơi” ở vườn nhà.

Lúc đó mình trồng để gia đình và tặng bạn bè, người thân  ăn cho vui. Thế nhưng, cứ mỗi lần mình hái quýt đi tặng bạn bè hay người thân thì câu đầu tiên ai cũng hỏi là quýt có phun thuốc không. Quýt mình tự trồng để mọi người ăn mà thấy ai cũng lo lắng nên mình rất tự ái. Từ đó, khi quyết định bỏ xoài, trồng quýt thì mình quyết tâm là phải trồng sạch”, anh Thắng nói thêm về lý do trồng quýt sạch

Vườn quýt sạch tiền tỷ 


Chỉ 2 năm sau, năm 2015, vườn quýt gia đình anh Hà Thắng bắt đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, vụ thu hoạch đầu tiên là sự thất bại nặng nề của chủ vườn khi năng suất đạt được quá thấp. “Trong khi trồng quýt theo quy trình phân bón hóa học năng suất đạt trung bình từ 30 - 40 tấn/ha thì vườn quýt sạch chưa đầy 20 tấn/ha”, anh Thắng kể.

Không chỉ đối mặt với khó khăn về năng suất thấp, việc bán quýt sạch cũng khiến anh Hà Thắng hết sức ngao ngán. “Vì lúc đó, quýt sạch cũng như quýt thường đều bán cho thương lái, giá bán thì như nhau. Mình làm quýt sạch vất vả, tốn công mà bán như vậy nên rất uất ức. Nhưng không bán cho thương lái thì đâu biết bán cho ai”, anh Thắng cho hay.
đặc sản Đồng Nai, trái cây Đồng Nai, trái cây miệt vườn, trái cây miền Đông, quýt hữu cơ, quýt organic, quýt sạch Phú Lý, quýt sạch Vĩnh Cửu, quýt sạch Đồng Nai, quýt sạch miền Đông, trồng quýt sạch
Vườn quýt cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/hécta của anh Hà Thắng.
Khó khăn nhưng không nản chí, anh Thắng tiếp tục tìm hiểu và phát triển thêm quy trình trồng quýt sạch theo hướng hữu cơ. Kiên quyết nói không với phân bón hóa học, thay vào đó, anh Thắng sử dụng các loại phân vi sinh, hữu cơ cũng như các chế phẩm sinh học để chăm sóc vườn quýt. Đến vụ thu hoạch thứ 3, “quả ngọt” thực sự đã đến với người nông dân này. “Từ năm thứ 3 vườn quýt sai trái hẳn, năng suất lên đến 40-50 tấn/ha, có khu lên đến 60 tấn/ha”, anh Thắng cho hay.

Theo anh Thắng, trồng quýt sạch theo hướng hữu cơ trong 2 năm đầu thu hoạch (tức sau 4 năm trồng), nhà vườn không có lãi bởi thời gian này cây quýt còn yếu, năng suất chưa cao như cây quýt được trồng theo hướng canh tác hóa học. Tuy nhiên, từ năm thu hoạch thứ 3 trở đi, cây quýt bắt đầu có sức, tăng trưởng mạnh thì năng suất sẽ tăng rất cao.

Giải quyết được bài toán năng suất, anh Thắng lại bắt tay vào việc tìm đầu ra để nâng cao giá trị cho trái quýt sạch. Anh Thắng dành nhiều thời gian tìm tòi và tham gia các hội nghị liên kết tiêu thụ do huyện, tỉnh tổ chức. Từ đó, anh Thắng chủ động giới thiệu sản phẩm của mình cho các đơn vị có nhu cầu thu mua quýt sạch với sản lượng lớn.

Bắt đầu từ năm 2017, anh Thắng đã ký được các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các thương lái tại Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây và các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và TP. Hồ Chí Minh. “Mình giới thiệu xong họ về tận vườn mình tham quan. Họ hỏi, kiểm tra kỹ lắm. Thấy mình trồng đạt yêu cầu về quýt sạch, người ta mới ký hợp đồng mua”, anh Thắng cho hay.
đặc sản Đồng Nai, trái cây Đồng Nai, trái cây miệt vườn, trái cây miền Đông, quýt hữu cơ, quýt organic, quýt sạch Phú Lý, quýt sạch Vĩnh Cửu, quýt sạch Đồng Nai, quýt sạch miền Đông, trồng quýt sạch
Quýt sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ giảm được chi phí đầu tư và giá bán cao hơn. 
Tìm được lời giải cho cả 2 “bài toán” sản xuất và tiêu thu, vườn quýt sạch bắt đầu mang lại những thành quả cho nông dân Hà Thắng. Theo anh Thắng, hiện nay, với 3 ha quýt, trong đó có 1,5 ha đang thời kỳ cho trái sung sức và 1,5 ha quýt tơ, mỗi năm anh thu hơn 100 tấn quýt mang về nguồn thu xấp xỉ 3 tỷ đồng. “So với làm quýt thường, quýt sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ giảm được chi phí đầu tư và giá bán cao hơn. Như vườn tôi, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 700 - 800 triệu đồng/ha, cao gấp đối so với trồng quýt thường”.

Do nhu cầu về quýt sạch ngày càng lớn, năm 2017, anh Hà Thắng đã mạnh dạn đứng ra thành lập Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Bình Minh để mở rộng diện tích trồng quýt sạch. Đến nay, hợp tác xã đã có 14 thành viên với hơn 50 ha chuyên sản xuất quýt sạch.

Trồng quýt sạch có nhiều ưu điểm


Theo anh Hà Thắng, so với quy trình trồng bón phân hóa học thì trồng quýt sạch tốn công chăm sóc hơn. Nguyên nhân là do sử dụng nhiều chế phẩm sinh học nên việc phun, bón cầu kỳ và phức tạp hơn: “Phun chế phẩm sinh học thì phải phun vào buổi chiều hoặc tối để các chế phẩm này hỗ trợ cây trong thời gian qua đêm. Do đó cũng tốn công hơn”.

Cây quýt hữu cơ ở Phú Lý.




Tuy nhiên, theo anh Thắng, những ưu điểm khi trồng quýt sạch lại nổi trội hơn. Ngoài năng suất cao hơn, chi phí đầu tư cũng giảm khoảng 20 - 30%/ha so với trồng hóa học. Đặc biệt, thời gian khai thác của cây quýt sạch cũng dài hơn.

Tại vùng này, nhiều vườn quýt trồng theo quy trình bón phân hóa học chỉ sau 5 - 6 năm thu hoạch đã bắt đầu lão hóa thì vườn quýt của gia đình tôi, năm tuổi cũng tương đương nhưng lại mới bắt đầu bước vào thời kỳ sung mãn nhất, cho năng suất cao nhất”, anh Thắng cho hay.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: