Sau “thủ phủ” thanh long ruột trắng (Ninh Thuận, Bình Thuận), giờ đến lượt “thủ phủ” thanh long ruột đỏ (Long An) bị thương lái Trung Quốc thâu tóm hàng loạt cơ sở để tổ chức thu mua.
Diện tích “thủ phủ” thanh long ruột đỏ tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành với hơn 8.000 ha, trong đó có 2.000 ha thanh long đang ứng dụng công nghệ cao.
Hiện nay, tại Châu Thành, từ nội đồng ra mặt phố có khoảng 150 cơ sở (nhà kho) thu mua thanh long lớn nhỏ. Tuy nhiên, sau thời gian thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt, hiện theo ghi nhận khá nhiều nhà kho này đang dưới quyền sử dụng của các doang nghiệp Trung Quốc.
Ông Võ Văn Vấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành xác nhận, sau những đợt làm ăn thua lỗ, nhiều nhà kho thanh long của các doanh nghiệp Việt đã cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê lại sử dụng.
Hiện, trên địa bàn Châu Thành có hơn chục nhà kho cỡ lớn (4.000-5.000m2). Hầu hết các nhà kho này đã cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê lại sử dụng. Mỗi nhà kho có giá từ 2-2,5 tỷ đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Vạn Thành - Giám đốc HTX Thanh long Vạn Thành, thời gian qua, sau những đợt thanh long khủng hoảng giá, có doanh nghiệp thu mua thanh long lỗ đến hàng trăm tỷ đồng. “Không còn khả năng hoặc ngán ngại kinh doanh thanh long nên nhiều doanh nghiệp đã cho thuê lại nhà kho để lấy lời mỗi năm”, ông Thành thổ lộ.
Nhiều doanh nghiệp thu mua thanh long tại Châu Thành chia sẻ, việc các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm các nhà kho và đứng ra tổ chức thu mua thanh long khiến môi trường thu mua sôi động hơn, nhưng cũng cho thấy dấu hiệu các doanh nghiệp Trung Quốc “bắt tay” định giá thanh long trước khi thu mua tại vườn.
“Nông dân có tật cứ thấy giá lên là không chịu bán thanh long. Họ neo hàng để chờ giá tốt hơn. Lợi dụng điều này thương lái thông đồng đẩy giá lên vài trăm đồng/kg rồi bất ngờ lại cắt giá xuống vài ngàn đồng/kg. Thấy giá xuống thấp, nông dân nháo nhào bán và cuối cùng thì thương lái giàu to”, ông Trương Hữu An - Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu thổ lộ.
Ông Vấn cho biết, thời gian qua đã có tình trạng thương lái Trung Quốc bắt đầu “định giá” thanh long khi thu mua hàng tại Châu Thành.
Trong khi đó, ông An cũng dự đoán, tình trạng này sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới khi các thương lái Trung Quốc ổn định cơ sở và bắt tay liên kết thu mua thanh long. “Tôi nghĩ điều này là hiển nhiên thôi”, ông An nói.
Theo ông Phan Đăng Tuệ - một nông dân đang trồng 6ha thanh long ruột đỏ tại Châu Thành, khoảng 2 năm gần đây giá thanh long nhìn chung không còn tốt nữa. Nhất là thời gian qua, thanh long liên tiếp có những đợt giá khá thấp. “Tôi làm thanh long gần chục năm nay. Chưa bao giờ thanh long vụ Tết mà giá thấp, nhưng năm rồi đã xảy ra”, ông Tuệ cho biết.
Ông Thành chia sẻ, trước đây khi mua thanh long, ông “mua mão” cả vườn. Nhưng gần đây cứ “mua mão” là ông lỗ vốn. “Giá thanh long không còn ổn định như xưa. Giờ tôi cứ mua cắt hàng từng đợt”, ông cho biết.
Theo ông Thành, trước tình trạng thương lái Trung Quốc đang lấn sân, để tránh bản thân thiệt hại và để nông dân trồng thanh long có giá tốt, các doanh nghiệp Việt cần liên kết với nhau.
Trong khi đó, ông An cho rằng, các ngành chức năng cần nhanh chóng cập nhật và thông báo giá kịp thời đến doanh nghiệp và nông dân trồng thanh long để tránh thua thiệt trước khả năng có thể bị “bắt tay” làm giá. “Tôi luôn có thông tin giá cả thanh long qua mạng và qua thương lái tại Trung Quốc nên khá yên tâm thu mua thanh long”, ông An chia sẻ.
Ông An cũng thông tin, giờ ông không còn tập trung trồng và thu mua thanh long ruột đỏ xuất sang Trung Quốc. “Tôi trồng thêm thanh long ruột trắng xuất sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội thị trường mới và tránh đụng hàng”, ông nói.
Ông Vấn cũng cho rằng, để tồn tại, các doanh nghiệp Việt thu mua thanh long phải chủ động tìm thị trường mới, không tập trung mãi vào thị trường Trung Quốc.
Các cơ sở thu mua thanh long của doanh nghiệp Việt tại tỉnh lộ 827B đang bị thương lái Trung Quốc thâu tóm. |
Thâu tóm và định giá
Hiện nay, tại Châu Thành, từ nội đồng ra mặt phố có khoảng 150 cơ sở (nhà kho) thu mua thanh long lớn nhỏ. Tuy nhiên, sau thời gian thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt, hiện theo ghi nhận khá nhiều nhà kho này đang dưới quyền sử dụng của các doang nghiệp Trung Quốc.
Ông Võ Văn Vấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành xác nhận, sau những đợt làm ăn thua lỗ, nhiều nhà kho thanh long của các doanh nghiệp Việt đã cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê lại sử dụng.
Hiện, trên địa bàn Châu Thành có hơn chục nhà kho cỡ lớn (4.000-5.000m2). Hầu hết các nhà kho này đã cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê lại sử dụng. Mỗi nhà kho có giá từ 2-2,5 tỷ đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Vạn Thành - Giám đốc HTX Thanh long Vạn Thành, thời gian qua, sau những đợt thanh long khủng hoảng giá, có doanh nghiệp thu mua thanh long lỗ đến hàng trăm tỷ đồng. “Không còn khả năng hoặc ngán ngại kinh doanh thanh long nên nhiều doanh nghiệp đã cho thuê lại nhà kho để lấy lời mỗi năm”, ông Thành thổ lộ.
Nông dân trồng thanh long sẽ bị thiệt thòi khi các doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà. |
“Nông dân có tật cứ thấy giá lên là không chịu bán thanh long. Họ neo hàng để chờ giá tốt hơn. Lợi dụng điều này thương lái thông đồng đẩy giá lên vài trăm đồng/kg rồi bất ngờ lại cắt giá xuống vài ngàn đồng/kg. Thấy giá xuống thấp, nông dân nháo nhào bán và cuối cùng thì thương lái giàu to”, ông Trương Hữu An - Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu thổ lộ.
Ông Vấn cho biết, thời gian qua đã có tình trạng thương lái Trung Quốc bắt đầu “định giá” thanh long khi thu mua hàng tại Châu Thành.
Trong khi đó, ông An cũng dự đoán, tình trạng này sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới khi các thương lái Trung Quốc ổn định cơ sở và bắt tay liên kết thu mua thanh long. “Tôi nghĩ điều này là hiển nhiên thôi”, ông An nói.
Sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. |
Không để thua trên sân nhà
Theo ông Phan Đăng Tuệ - một nông dân đang trồng 6ha thanh long ruột đỏ tại Châu Thành, khoảng 2 năm gần đây giá thanh long nhìn chung không còn tốt nữa. Nhất là thời gian qua, thanh long liên tiếp có những đợt giá khá thấp. “Tôi làm thanh long gần chục năm nay. Chưa bao giờ thanh long vụ Tết mà giá thấp, nhưng năm rồi đã xảy ra”, ông Tuệ cho biết.
Ông Thành chia sẻ, trước đây khi mua thanh long, ông “mua mão” cả vườn. Nhưng gần đây cứ “mua mão” là ông lỗ vốn. “Giá thanh long không còn ổn định như xưa. Giờ tôi cứ mua cắt hàng từng đợt”, ông cho biết.
Theo ông Thành, trước tình trạng thương lái Trung Quốc đang lấn sân, để tránh bản thân thiệt hại và để nông dân trồng thanh long có giá tốt, các doanh nghiệp Việt cần liên kết với nhau.
Thanh long Long An xuất khẩu sang Úc. |
Ông An cũng thông tin, giờ ông không còn tập trung trồng và thu mua thanh long ruột đỏ xuất sang Trung Quốc. “Tôi trồng thêm thanh long ruột trắng xuất sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội thị trường mới và tránh đụng hàng”, ông nói.
Ông Vấn cũng cho rằng, để tồn tại, các doanh nghiệp Việt thu mua thanh long phải chủ động tìm thị trường mới, không tập trung mãi vào thị trường Trung Quốc.
0 nhận xét: