Ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, khủng hoảng giá… Đồng thời với hàng loạt thách thức do biến đổi khí hậu và thiếu hụt nguồn nước, những vấn đề về thị trường và thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản.
Thời gian qua, giá cam sành liên tục giảm và hiện đang ở mức “thấp nhất từ trước tới nay” do nguồn cung vượt cầu.
Từ thực trạng được mùa- mất giá liên tiếp diễn ra, đến hàng loạt nông sản dồn dập “giải cứu” đã cho thấy sự thiếu bền vững, ổn định trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Sự phát triển thiếu bền vững của ngành nông nghiệp đã bộc lộ trong những năm gần đây khi tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Chính vì thế, đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong nền kinh tế nông nghiệp.
Tại Vĩnh Long, trong khi cam sành tăng diện tích và sản lượng nhưng đầu ra và chất lượng chưa được đặt song hành; thời gian qua, giá cam sành liên tục giảm và hiện đang ở mức “thấp nhất từ trước tới nay” do nguồn cung vượt cầu.…Thực tế, đã có hàng trăm hecta ruộng lúa, vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng do đợt triều cường lịch sử đầu tháng 9 âm lịch, cũng như diễn biến bất thường của thời tiết.
Nhiều vườn bưởi bị ảnh hưởng đợt triều cường cao kỷ lục đầu tháng 9âl, khiến nông dân điêu đứng.
Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp cần phải hình thành những mô hình liên kết nhiều nhà, nhiều hình thức… gợi mở hướng ra cho hàng hóa nông sản một cách căn cơ.
Để mở hướng ra bền vững cho nông sản, đòi hỏi phải thay đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp của các nhà quản lý và hoạch định chính sách nông nghiệp, cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Thông qua những khó khăn của người nông dân, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Qua đó, đòi hỏi nông dân phải biết tự thay đổi để “tự cứu mình”, cần thay đổi quan điểm từ chạy theo sản xuất sản lượng lớn sang sản xuất chất lượng cao, giá trị cao.
Vườn chôm chôm ở cù lao An Bình kết hợp cho khách du lịch vào vườn hái trái, thu tiền dịch vụ, bán sản phẩm tại chỗ.
Việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết phải có doanh nghiệp đủ mạnh đầu tư dây chuyền sản xuất và chế biến. Người dân sản xuất phải gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, chứ tự sản xuất, buôn bán trôi nổi thì sẽ vẫn loay hoay cái cũ.
0 nhận xét: