Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Hà Nội hình thành vùng bưởi chất lượng cao

Với hơn 3.800ha trồng bưởi, Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có diện tích sản xuất bưởi lớn trên cả nước. Đặc biệt, bưởi Hà Nội có nhiều giống đặc sản chất lượng cao: Bưởi Diễn, bưởi Đường, bưởi Quế Dương… Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học trong sản xuất nên chất lượng, giá trị bưởi Hà Nội tăng cao; đặc biệt, bưởi được chọn là một trong 4 đặc sản trong Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội.
Trái cây Hà Nội, đặc sản Hà Nội, trái cây hà thành, bưởi Diễn tôm vàng, bưởi đường, giống bưởi quý, bưởi Thượng Mỗ, bưởi Đan Phượng, bưởi Quế Dương, bưởi Hoài Đức, bưởi Sóc Sơn, bưởi Phúc Thọ, bưởi Hà Nội, bưởi Hà Thành, trồng bưởi
Mô hình sản xuất bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Giá trị kinh tế cao


Nếu như trước kia, vùng đồi gò Chương Mỹ là những ruộng ngô, khoai… thì nay được thay thế bằng những vườn bưởi trĩu cành, vàng óng cả vùng đồi gò. Theo thống kê của UBND huyện Chương Mỹ, đến nay, toàn huyện có gần 600ha trồng bưởi Diễn, tập trung tại 7 xã, thị trấn, trong đó nhiều nhất tại xã Nam Phương Tiến với diện tích 150ha. Chương Mỹ được coi là một trong những vùng trồng bưởi Diễn chất lượng cao của thành phố. 

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Đặng Viết Xuân, được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội về kỹ thuật trồng, xử lý ra hoa, đậu quả... nên năng suất, chất lượng bưởi Chương Mỹ tăng cao. Hiện các mô hình trồng bưởi Diễn trên địa bàn cho thu nhập bình quân 500-600 triệu đồng/ha...

Không chỉ Chương Mỹ, bưởi Diễn còn phát triển mạnh tại các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn… Nhiều vùng sản xuất bưởi Diễn đạt chất lượng VietGAP, có thể xuất khẩu. Nhờ vậy, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ bưởi Diễn. 

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn thành phố có khoảng hơn 2.000ha trồng bưởi Diễn, chiếm 60-65% diện tích trồng bưởi toàn thành phố. Bưởi Diễn được đánh giá là cây đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, bưởi Diễn thường thu hoạch vào cuối năm, đúng dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế càng cao. 
Trái cây Hà Nội, đặc sản Hà Nội, trái cây hà thành, bưởi Diễn tôm vàng, bưởi đường, giống bưởi quý, bưởi Thượng Mỗ, bưởi Đan Phượng, bưởi Quế Dương, bưởi Hoài Đức, bưởi Sóc Sơn, bưởi Phúc Thọ, bưởi Hà Nội, bưởi Hà Thành, trồng bưởi
Vườn bưởi đường Quế Dương trồng theo hướng VietGAP xã Cát Quế, huyện Hoài Đức.
Đánh giá về tiềm năng cây bưởi Diễn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, đây là giống đặc sản, cho năng suất, chất lượng cao và cũng là một trong những cây trồng chủ lực được chọn lựa để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Ngoài bưởi Diễn, Hà Nội còn nhiều giống bưởi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao tập trung ở huyện Hoài Đức: Bưởi đường La Tinh (xã Đông La), bưởi Quế Dương (xã Cát Quế), bưởi đường Cát Quế, bưởi đào… Hoài Đức là huyện có diện tích trồng bưởi lớn với đa dạng các giống bưởi. 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Phạm Tiếp cho biết, do trồng xen nhiều giống bưởi khác nhau, vùng bưởi Hoài Đức luôn cho năng suất cao, 20-22 tạ/ha, hiệu quả kinh tế 300-600 triệu đồng/ha, đặc biệt là giống bưởi Diễn tôm vàng. Bên cạnh đó, bưởi đường Quế Dương… cũng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Hình thành vùng sản xuất tập trung


Hiện các giống bưởi của Hà Nội được trồng tập trung tại vùng đồi gò, vùng bãi thuộc các huyện: Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ... Trong 12 nhãn hiệu tập thể về cây ăn quả được công nhận, có các nhãn hiệu bưởi, đó là: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn.

Là một trong những chuyên gia tư vấn cho các mô hình trồng bưởi tại Hà Nội, Tiến sĩ Vũ Việt Hưng - Viện Nghiên cứu rau quả đánh giá, Hà Nội có thế mạnh rất lớn về cây bưởi. Những năm gần đây, nhờ đưa ứng dụng khoa học vào sản xuất, năng suất chất lượng bưởi Hà Nội được cải thiện rõ rệt, được người tiêu dùng đánh giá cao. 
Trái cây Hà Nội, đặc sản Hà Nội, trái cây hà thành, bưởi Diễn tôm vàng, bưởi đường, giống bưởi quý, bưởi Thượng Mỗ, bưởi Đan Phượng, bưởi Quế Dương, bưởi Hoài Đức, bưởi Sóc Sơn, bưởi Phúc Thọ, bưởi Hà Nội, bưởi Hà Thành, trồng bưởi
Mô hình trồng bưởi đạt hiệu quả cao tại xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ.
Tuy nhiên, hiện sản xuất bưởi Hà Nội vẫn chưa liên kết được với nhiều doanh nghiệp. Đa số bưởi đang được tiêu thụ qua thương lái. “Cần tận dụng thế mạnh về cây bưởi, trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng khoa học, xây dựng các mô hình trồng bưởi công nghệ cao, tiến đến nâng cao quy trình bảo quản và tính đến bài toán xuất khẩu tới thị trường các nước như sản phẩm nhãn chín muộn” - Tiến sĩ Vũ Việt Hưng chia sẻ.

Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa khẳng định, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội, chuyển đổi sang các cây trồng chất lượng cao, trong đó bưởi là cây trồng được nhiều địa phương chọn lựa. 

Thời gian tới, trên quy hoạch đã được phê duyệt, với nhiệm vụ được giao, Trung tâm Phát triển cây trồng sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng những vùng bưởi chất lượng cao; đồng thời, xúc tiến thương mại, xây dựng các mô hình sản xuất bưởi theo chuỗi khép kín, qua đó, ổn định đầu ra cho các vùng trồng bưởi. Về lâu dài, ngành Nông nghiệp sẽ kết hợp với doanh nghiệp tiến hành chế biến các sản phẩm từ bưởi và xuất khẩu trái bưởi tươi ra thị trường thế giới.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: