Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Bảo tồn giống chuối Chân Voi ở Bù Gia Mập

Chiều 31-10, ông Hà Anh Dũng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì họp hội đồng nhằm tuyển chọn thực hiện Đề tài nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài chuối Chân Voi tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập.
Trái cây Bình Phước, đặc sản Bình Phước, trái cây miền Đông, trái cây núi rừng, chuối hột rừng, chuối chân voi, chuối cô đơn, Ensete glaucum, chuối hoang nhọn, chuối mồ côi, chuối bạc hà, chuối tuyết, chuối rừng, chuối Bù Gia Mập, chuối Bình Phước, trồng chuối
Chuối chân voi là loài thực vật quý hiếm có nguy cơ biến mất tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Tại cuộc họp, đơn vị thực hiện đề tài Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết: Vườn quốc gia là rừng đặc dụng, có tổng diện tích tự nhiên 25.601,18 ha, có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đông Nam bộ, nơi có sự đa dạng sinh học cao. Kết quả nghiên cứu mới nhất đã ghi nhận 1.117 loài thực vật bậc cao, thuộc 5 ngành thực vật, 59 bộ, 129 họ.

Những năm qua, tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập ghi nhận 3 loại chuối gồm: Chuối Chân Voi (Ensete glaucum), chuối hoang nhọn và chuối rừng. Trong đó, loài chuối Chân Voi số lượng ít, mọc rải rác, đơn lẻ ở các rừng thưa, ven suối, nơi có độ cao, thoáng.

Chuối Chân Voi ngoài giá trị đối với môi trường sinh thái, còn được sử dụng trong y học, điều trị các bệnh: đường ruột, sỏi thận, phù thũng, sưng tay chân, loét dạ dày, dị ứng da...
Trái cây Bình Phước, đặc sản Bình Phước, trái cây miền Đông, trái cây núi rừng, chuối hột rừng, chuối chân voi, chuối cô đơn, Ensete glaucum, chuối hoang nhọn, chuối mồ côi, chuối bạc hà, chuối tuyết, chuối rừng, chuối Bù Gia Mập, chuối Bình Phước, trồng chuối
Chuối Chân Voi ngoài giá trị đối với môi trường sinh thái, còn được sử dụng trong y học.
Thời gian gần đây, loài chuối này có dấu hiệu suy giảm về số lượng, do biến đổi khí hậu, khô hạn kéo dài dẫn đến các loài thực vật kém phát triển, đặc biệt là loài thực vật cần nhiều nước như họ chuối. Trong khi đó, loài chuối Chân Voi không tái sinh bằng chồi mà tái sinh bằng hạt.

Do có giá trị về dược liệu nên người dân thường thu hái về ngâm rượu, làm thuốc. Chuối Chân Voi có dáng đẹp, phù hợp làm cảnh nên người dân cũng thường đào cây con về trồng, dẫn đến số lượng ngày càng khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Tại cuộc họp, ông Hà Anh Dũng cho rằng: Việc nghiên cứu đề tài là cần thiết. Đề nghị chủ nhiệm đề tài cần tiếp thu chọn lọc các ý kiến của thành viên hội đồng và các nhà khoa học để hoàn thiện đề tài. Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua đề tài, với kết quả 78,14/100 điểm.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: