Trong những năm qua, huyện Ninh Phước tập trung đầu tư mở rộng diện tích trồng táo xanh đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Từ năm 2016 đến nay, huyện Ninh Phước tập trung chuyển đổi từ ruộng gò trồng lúa kém hiệu quả sang trồng táo xanh. Nếu như cả năm 2016, toàn huyện chỉ chuyển đổi 6,7 ha ruộng gò trồng lúa sang trồng táo thì đến năm 2017 đã tăng lên 20,3 ha và 6 tháng đầu năm 2018 đã chuyển đổi thêm 25,2 ha. Đến nay, tổng diện tích đất trồng táo trên địa bàn huyện 703 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phước Sơn 225 ha, Phước Hậu 140 ha, Phước Thuận 115 ha, An Hải 67 ha…
Cây táo từ khi trồng được đầu tư chăm sóc chu đáo sau 12 tháng bắt đầu cho thu hoạch lứa trái đầu tiên. Đến năm thứ 4-5 trở đi là giai đoạn cây táo phát triển mạnh mẽ cho năng suất trung bình 60 tấn trái/ha/năm. Đây là loài cây cho năng suất cao nhất trong các loài cây đặc thù được trồng trên địa bàn tỉnh ta hiện nay. Hằng năm, nông dân huyện Ninh Phước cung cấp cho thị trường trên 40.000 tấn táo trái. Nếu giá bán trung bình 6.000-8.000 đồng/kg, người trồng táo có thu nhập 350-400 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt có những hộ đầu tư thâm canh tốt, thu hoạch gặp thời điểm giá táo 10.000 đồng/kg, cho thu nhập 600 triệu đồng/ha. Trồng táo xanh kết hợp chăn nuôi dê, cừu vỗ béo đã trở thành mô hình kinh tế ngày càng được nhân rộng đem lại cuộc sống no ấm cho hàng ngàn nông hộ trên địa bàn huyện Ninh Phước.
Xã Phước Hậu là địa phương khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây lúa ruộng gò sang trồng táo tiết kiệm nước tưới phù hợp với thời tiết khô hạn. Đồng thời đây là cây trồng chủ lực đem lại lợi nhuận cao thuộc diện đầu bảng trong các loài cây trồng hiện có ở địa phương. Đồng chí Nguyễn Như Hùng Triết, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hậu cho biết: Cấp ủy và chính quyền xã vận động các nông hộ đang canh tác ruộng gò mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang các loài cây trồng cạn như nho, táo với tổng diện tích hiện có 163 ha, bao gồm cây táo 140 ha và cây nho 23,2 ha. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã đã có trên 20 nông hộ chuyển đổi 4,2 ha ruộng gò sang trồng táo được ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống theo định mức 360 ngàn đồng/sào.
Dự kiến năm 2019, nông dân Phước Hậu tiếp tục chuyển đổi 7,8 ha ruộng gò sang trồng nho, táo. Để đầu tư hoàn thiện 1 sào đất chuyển đổi từ đất lúa sang trồng táo, nông dân cần đầu tư ít nhất 25 triệu đồng, bao gồm trụ, dây thép, cây giống, phân chuồng. Tuy nổi tiếng là vùng đất chuyên canh cây lúa nước với nhiều mô hình canh tác hiệu quả nhưng nhiều nông hộ vươn lên làm giàu nhờ vào nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng táo kết hợp chăn nuôi dê, cừu với tổng đàn hiện có 11.825 con. Lá táo và trái táo dồi dào cung cấp nguồn thức ăn quanh năm cho đàn dê, cừu nuôi vỗ béo.
Nguồn lợi từ cây táo đã góp phần tăng thu nhập nông dân xã Phước Hậu từ 31,2 triệu đồng từ cuối năm 2017 đến nay tăng lên 35 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,56% xuống còn 3,26%. Lãnh đạo xã Phước Hậu mong muốn nhà nước có chính sách tăng mức hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi ruộng gò sang trồng táo, tạo cơ hội cho nông dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Các nhà khoa học sớm nghiên cứu đưa giống táo mới đạt năng suất và chất lượng cao vào canh tác thay thế dần giống táo cũ qua nhiều năm canh tác đã thoái hóa.
Đến thăm hộ anh Bùi Văn Chín, trồng 2,2 sào táo theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao ở thôn Trường Thọ. Anh Chín đang cắt tỉa cành lá và bỏ bớt trái non để bảo đảm chất lượng trái chín giòn thịt, ngọt thơm. Anh Chín chia sẻ: Trồng táo ít bị tác động thời tiết hơn trồng nho nhưng đáng lo nhất là tình trạng ruồi vàng đục trái làm giảm năng suất 30-50%. Tuy tôi có sử dụng bã nhử ruồi vàng nhưng kết quả không cao lắm. Tôi vừa đầu tư trên 25 triệu đồng bao lưới mùng nylon toàn bộ vườn táo với hy vọng ngăn chặn được nạn ruồi vàng. Lưới bao giàn chỉ cần chịu được mưa nắng trong 3 năm là nông dân trồng táo bảo đảm có thu nhập ổn định 60-70 triệu đồng/sào/năm, cao gấp 20 lần so với trồng lúa cùng diện tích.
Theo tuyến đường bê tông nội đồng khang trang, chúng tôi đến thăm vườn táo gia đình chị Phạm Thị Hồng, với diện tích 1,5 sào ở cánh đồng Sân Cổng. Vườn táo gia đình chị đang vào mùa thu hoạch chở đến vựa thu mua với giá 8.000 đồng/kg. Ngừng tay thu hoạch táo chị Hồng phấn khởi: Gia đình tôi xây dựng được nhà ở khang trang và nuôi con ăn học nhờ vào nguồn thu nhập của vườn táo kết hợp nuôi dê vỗ béo. Chỉ với 1,5 sào táo bảo đảm nguồn thức ăn chăn nuôi mỗi lứa 15 con dê vỗ béo, sau 6 tháng xuất bán được 2-2,5 triệu đồng/con. Nguồn phân dê ủ hoai trở lại bón cho gốc táo canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm an toàn. Tôi tận dụng củi táo làm chất đốt sấy táo khô giao cho bạn hàng với giá 90-100 ngàn đồng/kg.
Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, mô hình trồng táo xanh gắn với chăn nuôi dê, cừu đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng thu nhập cho hàng ngàn nông hộ trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, Ninh Phước tiếp tục quy hoạch các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nho, táo, măng tây xanh. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cao và đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cây táo xanh cũng như các loại cây trồng đặc thù khác. Đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đường giao thông, điện lưới, hệ thống thủy lợi phục vụ đắc lực chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Phước nhiệm kỳ 2015-2020.
Chị Phạm Thị Hồng chăm sóc vườn táo đang vào mùa thu hoạch. |
Cây táo từ khi trồng được đầu tư chăm sóc chu đáo sau 12 tháng bắt đầu cho thu hoạch lứa trái đầu tiên. Đến năm thứ 4-5 trở đi là giai đoạn cây táo phát triển mạnh mẽ cho năng suất trung bình 60 tấn trái/ha/năm. Đây là loài cây cho năng suất cao nhất trong các loài cây đặc thù được trồng trên địa bàn tỉnh ta hiện nay. Hằng năm, nông dân huyện Ninh Phước cung cấp cho thị trường trên 40.000 tấn táo trái. Nếu giá bán trung bình 6.000-8.000 đồng/kg, người trồng táo có thu nhập 350-400 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt có những hộ đầu tư thâm canh tốt, thu hoạch gặp thời điểm giá táo 10.000 đồng/kg, cho thu nhập 600 triệu đồng/ha. Trồng táo xanh kết hợp chăn nuôi dê, cừu vỗ béo đã trở thành mô hình kinh tế ngày càng được nhân rộng đem lại cuộc sống no ấm cho hàng ngàn nông hộ trên địa bàn huyện Ninh Phước.
Xã Phước Hậu là địa phương khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây lúa ruộng gò sang trồng táo tiết kiệm nước tưới phù hợp với thời tiết khô hạn. Đồng thời đây là cây trồng chủ lực đem lại lợi nhuận cao thuộc diện đầu bảng trong các loài cây trồng hiện có ở địa phương. Đồng chí Nguyễn Như Hùng Triết, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hậu cho biết: Cấp ủy và chính quyền xã vận động các nông hộ đang canh tác ruộng gò mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang các loài cây trồng cạn như nho, táo với tổng diện tích hiện có 163 ha, bao gồm cây táo 140 ha và cây nho 23,2 ha. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã đã có trên 20 nông hộ chuyển đổi 4,2 ha ruộng gò sang trồng táo được ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống theo định mức 360 ngàn đồng/sào.
Cần sớm nghiên cứu đưa giống táo mới đạt năng suất và chất lượng cao vào canh tác. |
Nguồn lợi từ cây táo đã góp phần tăng thu nhập nông dân xã Phước Hậu từ 31,2 triệu đồng từ cuối năm 2017 đến nay tăng lên 35 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,56% xuống còn 3,26%. Lãnh đạo xã Phước Hậu mong muốn nhà nước có chính sách tăng mức hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi ruộng gò sang trồng táo, tạo cơ hội cho nông dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Các nhà khoa học sớm nghiên cứu đưa giống táo mới đạt năng suất và chất lượng cao vào canh tác thay thế dần giống táo cũ qua nhiều năm canh tác đã thoái hóa.
Đến thăm hộ anh Bùi Văn Chín, trồng 2,2 sào táo theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao ở thôn Trường Thọ. Anh Chín đang cắt tỉa cành lá và bỏ bớt trái non để bảo đảm chất lượng trái chín giòn thịt, ngọt thơm. Anh Chín chia sẻ: Trồng táo ít bị tác động thời tiết hơn trồng nho nhưng đáng lo nhất là tình trạng ruồi vàng đục trái làm giảm năng suất 30-50%. Tuy tôi có sử dụng bã nhử ruồi vàng nhưng kết quả không cao lắm. Tôi vừa đầu tư trên 25 triệu đồng bao lưới mùng nylon toàn bộ vườn táo với hy vọng ngăn chặn được nạn ruồi vàng. Lưới bao giàn chỉ cần chịu được mưa nắng trong 3 năm là nông dân trồng táo bảo đảm có thu nhập ổn định 60-70 triệu đồng/sào/năm, cao gấp 20 lần so với trồng lúa cùng diện tích.
Nông dân Ninh Phước đầu tư phát triển diện tích trồng táo nâng cao thu nhập gia đình. |
Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, mô hình trồng táo xanh gắn với chăn nuôi dê, cừu đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng thu nhập cho hàng ngàn nông hộ trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, Ninh Phước tiếp tục quy hoạch các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nho, táo, măng tây xanh. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cao và đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cây táo xanh cũng như các loại cây trồng đặc thù khác. Đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đường giao thông, điện lưới, hệ thống thủy lợi phục vụ đắc lực chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Phước nhiệm kỳ 2015-2020.
0 nhận xét: