Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Minh Thanh tập trung phát triển thanh long

Với đặc thù, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thời gian qua, xã Minh Thanh, huyện Nguyên Bình đã chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập người dân. Trong đó, cây thanh long hiện đang có được vị trí trong cơ cấu kinh tế của xã bởi triển vọng mang lại giá trị kinh tế cao. 
Đặc sản Cao Bằng, Trái cây Cao Bằng, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh long Minh Thanh, thanh long Nguyên Bình, thanh long Cao Bằng, trồng thanh long
Cây thanh long đang có vị trí trong cơ cấu kinh tế của xã Minh Thanh (Nguyên Bình).
Tuy nhiên, để cây thanh long phát triển bền vững, thật sự đạt hiệu quả kinh tế, rất cần những định hướng, giải pháp thật khoa học, thuyết phục.

Theo số liệu thống kê, toàn xã Minh Thanh hiện đang duy trì hơn 14 ha cây thanh long, tập trung ở hầu hết các xóm, nhưng nhiều nhất là xóm Vũ Ngược, Nà Khoang, Nà Luộc... Tỷ lệ số hộ dân trồng thanh long chiếm khoảng 80%. Riêng trong năm 2018, toàn xã đã trồng mới được 3 ha. Điều đó cho thấy, sức sống của một loại cây trồng đã được hình thành, mở ra hướng đi cho người dân trong việc thực hiện đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp và coi là cây trồng chủ lực để làm giàu ở địa phương.

Gia đình anh Đinh Văn Cừ, xóm Vũ Ngược là một trong những hộ đầu tiên trồng thanh long tại xã Minh Thanh. Bắt đầu chỉ từ vài chục trụ, đến nay gia đình anh Cừ đã có hơn 1.000 trụ. Đây là cây trồng lâu năm, nên nhiều năm sau mới phải trồng lại. Mặt khác, thanh long là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước, chỉ sau một năm trồng đã ra quả với nhiều đợt trong năm. Nhờ biết cách chăm sóc, xử lý đúng kỹ thuật nên thanh long bán được giá cao, đem lại thu nhập ổn định.
Đặc sản Cao Bằng, Trái cây Cao Bằng, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh long Minh Thanh, thanh long Nguyên Bình, thanh long Cao Bằng, trồng thanh long
Thanh long không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước, là cây trồng lâu năm nên nhiều năm sau mới phải trồng lại.
Nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với cây ngô, cây lúa nên người dân xã Minh Thanh đã không ngừng mở rộng diện tích trồng cây thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Giá trị kinh tế của loại cây này khá cao và ổn định nên người này truyền tai người kia về kinh nghiệm trồng. Đến nay, trong xã hiện có hơn 135 hộ tham gia trồng cây thanh long, có nhiều hộ phát triển diện tích lớn từ vài trăm đến hơn 1.000 trụ. Để cây thanh long là cây trồng có hiệu quả kinh tế, ngành nông nghiệp của huyện, xã cũng như hội nông dân các cấp đã có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát hiện, phòng trừ các loại sâu bệnh cho người dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và các đầu mối thu mua.

Thời điểm này, thanh long loại 1 có giá khoảng 30-40 nghìn đồng/kg, những lúc cao điểm đầu hoặc cuối vụ có thể lên tới 50-60 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm vẫn là nỗi lo cho bà con, bởi hiện nay người dân chủ yếu vẫn phải tự đem sản phẩm ra Thành phố và các chợ phiên trong huyện để bán.
Đặc sản Cao Bằng, Trái cây Cao Bằng, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh long Minh Thanh, thanh long Nguyên Bình, thanh long Cao Bằng, trồng thanh long
Do đó, cần có những chính sách tìm đầu ra ổn định để đảm bảo tính bền vững.
Qua thực tế, có thể thấy, những vườn thanh long đang thay dần diện tích đồi hoang và những cây trồng kém hiệu quả, mở ra hướng đi cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo. Hiện nay, việc trồng cây thanh long ở địa phương đang có chiều hướng tăng, rất có thể cung sẽ vượt cầu trong tương lai. Do đó, cần có những chính sách tìm đầu ra ổn định để đảm bảo tính bền vững cho loại cây trồng này.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: