Chỉ qua những lời mời chào, nhiều nông dân đã chấp nhận thử vận may rủi với các lại cây trồng mới mà không có cơ sở nào chắc chắn hơn về đầu ra. Đơn cử như khu vực khu vực trồng cà na Thái ở huyện Tháp Mười.
Phiêu lưu với trái cà nà Thái Lan.
Ông Nguyễn Văn Phương ở xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười đang có khoảng 80 gốc cà na Thái đang cho trái. Hiện tại mỗi ngày, ông Phương có thể thu hoạch từ 10 đến vài chục kg cà na. Ông Phương cho biết hiện vẫn đang trong giai đoạn trồng thử, dự định sắp tới mở rộng ra thêm 500 gốc cà na Thái mới. Ông Phương cho biết, có người quảng cáo về cây cà na nên mua đại về trồng chứ hoàn toàn không biết thu nhập về nhiều hay ít.
Những năm gần đây loại trái dân dã này được người dân, đặc biệt là các em nhỏ ưa chuộng.h
Cách khu vườn cà na của ông Phương không xa là nhà anh Nguyễn Văn Lượm cũng đang có khoảng gần 50 gốc cà na Thái. Vườn cà na của anh Lượm đã được hình thành cách đây khoảng 2 năm. Ngoài bán trái, anh Lượm cũng nhận bán nhánh làm giống. Sắp tới, anh dự định mở rộng ra thêm khoảng 200 gốc cà na Thái mới, mặc dù không hề biết đầu ra trong tương lai của loại cây này sẽ thế nào.
Trước đây, cà na từng là một loại cây trồng tạp, giá trị kinh tế không cao. Nhiều nông dân đã đốn bỏ để tập trung vào những giống cây trồng có giá trị kinh tế tốt hơn. Cà na Thái hiện đang xuất hiện trên thị trường với giá tương đối cao đã khiến một bộ phận không nhỏ nông dân đổ xô theo đuổi loại cây này, bất chấp thị trường hạn chế.
Tuy nhiên nhiều người đổ xô nhau trồng khiến ngành chức năng cũng lo lắng.
Trước việc nhiều người đổ xô nhau trồng ngành chức năng cũng lo lắng và đưa ra khuyến cáo cần bĩnh tĩnh, xem xét kỹ trước khi đặt cây cà na xuống đất trồng đại trà. Trước đây, tại huyện Tháp Mười cũng đã từng xảy ra đối với cây mít. Sau thời gian trồng ồ ạt không theo quy hoạch đến khi cung vượt cầu nông dân là người lãnh chịu hậu quả nặng nề vị không mang lại hiệu quả kinh tế, ông Võ Văn Dũng - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tháp Mười cho biết.
0 nhận xét: