Cây thanh long không còn xa lạ gì với những người nông dân nhiều địa phương trong cả nước, nhưng ở Hoàng Su Phì thì mới chỉ có một người nông dân dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đưa cây thanh long vào sản xuất.
Vườn thanh long ruột đỏ của anh Phàn Văn Chẳm thôn Cao Sơn 2 xã Bản Luốc.
Đến thăm mô hình canh tác cây thanh long của gia đình anh Phàn Văn Chẳm thôn Cao Sơn 2 xã Bản Luốc huyện Hoàng Su Phì. Năm 2013, trong một lần ra chợ huyện tràng trai dân tộc Dao, thấy người ta bán quả gì đỏ màu đỏ rất đẹp mắt, anh đến gần hỏi mua thì được người bán trả lời với giọng khinh bỉ, quả này “chúng mày không ăn được đâu”, tức quá anh bỏ về nhà và lần mò trên các phương tiện thông tin đại chúng và biết đó là quả thanh long, rồi cũng từ đây anh nảy sinh ý định tại sao không trồng cây thanh long trên những thửa ruộng của nhà mình.
Cây không phụ công người, sau 2 năm canh tác, 50 trụ thanh long đã bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm đều đặn hơn 10 triều đồng. Tâm sự với chúng tôi anh Chẳm cho biết, là người nông dân anh khi đánh giá hiệu quả anh chỉ biết so sánh với trồng lúa thôi, trước đây với 2 thửa ruộng này, mỗi năm gia đình anh thu được 4 bao thóc, bán ra được khoảng 1 triệu đồng, còn giờ canh tác cây thanh long mỗi năm thu được 10 triệu tức là gấp 10 lần so với trồng lúa. Thấy được hiệu quả của cây thanh long ruột đỏ mang lại, hiện nay anh Chẳm đang trồng thêm 500 trụ thanh long nữa.
Qua mô hình này có thể nhận thấy cây thanh long phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Hoàng Su Phì, ngoài ra đây là cây trồng có đầu ra ổn định, vì vậy trước hết huyện Hoàng Su Phì đã hỗ trợ người dân trồng khoảng 5 ha tại 4 xã: Tân Tiến, Bản Luốc, Bản Máy và thị trấn Vinh Quang. Ông Lý Chòi Nhàn – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, qua mô hình này có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế mà cây thanh long mang lại, nó cũng chứng minh được đây là cây trồng phù hợp với khi hậu và thổ nhưỡng của huyện Hoàng Su Phì. Thời gian tới phòng Nông nghiệp huyện sẽ tổ chức cho những hộ có ý định trồng cây thanh long đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở những vung trồng nhiều cây thanh long để bà con học tập kinh nghiệm, tiến tới mở rộng diện tích canh tác cây thanh long trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây thanh long ruột đỏ cho nông dân Hoàng Su Phì.
Vẫn để thay đổi tập quán canh tác đã hình thành từ rất lâu của người nông dân không phải là dễ, đặc biệt là đưa các giống cây trồng từ các địa phương khác vào canh tác. Nhưng với những người nông dân mạnh dạn như anh Chẳm, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bằng chuyển đổi cơ câu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật vào canh tác của huyện Hoàng Su Phì sẽ nhanh chóng đạt được kết quả.
0 nhận xét: